Biện pháp thực hiện công tác quản lý chất thải rắn của quận

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội (Trang 30 - 35)

II. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại quận Hà Đông 1 Quy mô phát thải chất thải rắn tại quận

3. Biện pháp thực hiện công tác quản lý chất thải rắn của quận

3.1. Mô hình quản lý chất thải rắn của quận

Nhiệm vụ của các đối tượng tham gia vào công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông:

* Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giao thông Công chính chịu sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội, có nhiệm vụ bảo vệ môi trường Đô thị, quản lý các công ty Môi trường Đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và pháp luật chung và bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng các quy chế, quy tắc cụ thể trong việc bảo vệ môi trường.

* UBND quận Hà Đông có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành Thành phố và các cơ quan khác có liên quan để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chất thải rắn tại địa bàn quận.

Có trách nhiệm quản lý Công ty Môi trường Đô thị trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn, quản lý các bãi chôn lấp rác thải, đảm bảo vệ sinh trên địa bàn quận.

Chỉ đạo lực lượng công an, thanh tra trên đia bàn kiểm tra và xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, UBND quận có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo cũng như các kiến nghị về công tác quản lý

Sở Giao thông công chính

Cty Môi trường Đô thị UBND quận Hà Đông

Sở KHCN và Môi trường

P.Tài nguyên môi trường Các phòng, ban

liên quan

Cư dân quận Hà Đông, DNSX

chất thải rắn trong phạm vi quyền hạn của mình hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.

* Phòng tài nguyên Môi trường chủ trì tổ chức, thực hiện và chịu trách nhiệm tham mưu giúp UBND quận Hà Đông thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Phòng có thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra hiện trạng môi trường tại khu vực; thực hiện bảo vệ môi trường, phòng chống ô nhiễm; chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, phổ biến giáo dục, thông tin về môi trường cho cộng đồng dân cư trên địa bàn quận.

Tham gia đề xuất với UBND quận và Sở Tài nguyên Môi trường trong việc tổ chức đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài nguyên môi trường và cán bộ địa chính xã, phường thẩm định cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường của các cụm điểm công nghiệp, làng nghề.

* Sở Giao thông Công chính sẽ giao nhiệm vụ xử lý chất thải rắn, bảo vệ môi trường cho Công ty Môi trường Đô thị.

Ở quận Hà Đông, việc tổ chức quản lý chất thải rắn chủ yếu do Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông đảm nhiệm và chịu sự quản lý chung của UBND quận Hà Đông. Nhiệm vụ của Công ty không chỉ là quản lý thu gom chất thải rắn mà còn có các bộ phận đảm nhiệm các công việc khác như: quản lý và duy trì chiếu sang công cộng, quản lý vườn hoa, cây xanh, quản lý cống ngầm…

Ngoài ra có một số doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận đã ký hợp đồng với công ty Môi trường Hà Nội để thu gom, vận chuyển chất thải rắn.

Các Công ty Môi trường Đô thị cần phối hợp với phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Quản lý Đô thị và các phòng có liên quan để hoàn thành các nhiệm vụ của mình theo đúng quy định.

* Mọi tổ chức, cá nhân, họ gia đình có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nới công cộng, đổ rác và các chất thải rắn đúng nơi quy định. Có trách nhiệm tham gia tích cực vào hoạt

động vệ sinh khu phố, nơi công công do các đoàn thể địa phương phát động. Đồng thời cần đóng góp đầy đủ phí môi trường cho Công ty Môi trường.

Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận có trách nhiệm đóng góp tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản lệ phí thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, phí nước thải…;hướng dẫn các thành viên trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện theo đúng quy định, thực hiện phân loại chất thải rắn ngay từ nguồn, ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải theo đúng quy định.

Doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn quận phải chịu sự ràng buộc bởi các điều khoản quy định trong Luật bảo vệ môi trường, cụ thể là trong quy chế bảo vệ môi trường quận Hà Đông.

3.2. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của quận 3.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Việc thu gom chất thải rắn về bái chôn lấp mới đạt khoảng 65-75% so với lượng chất thải rắn phát sinh toàn quận. Như vậy, lượng chất thải rắn sinh hoạt mà công ty thu gom được trên địa bàn quận khoảng 165,2m3/ngày tương đương với 69,41 tấn/ngày. Ở những nơi ngõ, xóm nhỏ hẹp xe đẩy tay không vào được hoặc những nơi gần sông hồ, bãi đất trống phần lớn người dân đều đổ rác ra những nơi này gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường.

Về cơ bản, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom từ các hộ gia đình, cơ quan, đường phố… => được chất lên xe đẩy tay => vận chuyển đến nơi tập kết => ô tô vận chuyển đến đổ ở bãi chôn lấp của quận.

Hiện nay xe đẩy tay là chủ yếu trong việc thu gom chất thải rắn. Công ty hiện có 150 chiếc xe đẩy tay loại 0,35m3 đang hoạt động với tần suất 2ca/ngày. Công ty cũng trang bị 4 xe ép rác dung tích 17m3, 12m3, 10m3 và 7m3; 1 xe zin hút bùn; 1 xe ủi DT54; 1 xe lu và 1 máy xúc cho việc vận chuyển chất thải rắn tới bãi chôn lấp.

Chất thải rắn của quận Hà Đông được vận chuyển đến bãi chôn lấp Bàu Lác- huyện Thạch Thất. Diện tích đất đang được Trung đoàn 916 – Quân chủng phòng không không quân quản lý. Đây chỉ là bãi chôn lấp tạm thời. Về sau rác thải được chuyển lên xử lý tại nhà máy xử lý rác thải Xuân

Sơn- TP Sơn Tây. Hiện nay, toàn bộ rác thải của quận đã được vận chuyển lên khu liên hiệp xử lý rác thải Nam Sơn- huyện Sóc Sơn- TP Hà Nội.

3.2.2. Chất thải rắn công nghiệp

Chất thải tại các cơ sở công nghiệp được phân thành hai loại riêng biệt là CTR công nghiệp và CTR sinh hoạt. Chúng thường được phân loại ngay trong nội bộ các cơ sở và do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm. Chất thải sản xuất của công ty dệt Hanosmex chủ yếu là sợi phế phẩm, bụi sợi, khăn phế phẩm (không đủ tiêu chuẩn xuất xưởng) và rác thải sinh hoạt. Riêng khăn phế phẩm được công ty thu gom và bán. Chất thải sinh hoạt chủ yếu là từ văn phòng và từ nhà ăn của công nhân được thu gom tập chung, sau đó hằng ngày Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông sẽ vào thu gom và vận chuyển tới bãi chôn lấp rác của quận.

Chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp khác cũng được tận dụng tái chế triệt để. Còn phần rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom rồi vận chuyển tới bãi chôn lấp.

3.2.3. Chất thải rắn bệnh viện

Hầu hết tại các cơ sở y tế của quận đều thực hiện phân loại chất thải rắn thành hai loại là CTR sinh hoạt và CTR y tế. Chúng được thu gom và có những biện pháp xử lý riêng.

* Bệnh viện đa khoa quận Hà Đông

Việc thu gom chất thải rắn trong bệnh viện do tổ vệ sinh thuộc khoa chống nhiễm khuẩn quản lý. Tại mỗi phòng bệnh đều có thùng rác nhỏ đựng rác thải sinh hoạt của bệnh nhân, chất thải rắn y tế từ các phòng khám được phận loại riêng và đựng trong thùng tôn, hang ngày các y tá thu gom rác thải và tập trung vào nơi quy định.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực công cộng trong bệnh viện do tổ vệ sinh môi trường thực hiện. Tổ vệ sinh này làm nhiệm vụ thu gom rác ở hành lang, đường dạo, bãi đất trống… Tất cả các loại chất thải rắn sinh hoạt cuối cùng được thu gom và đổ vào container đặt ở cuối bệnh viện và cứ 10 ngày thì Công ty môi trường Đô thị Hà Đông đến vận chuyễn tới bãi chôn lấp của quận.

Đối với chất thải y tế nguy hại thì được đem đi đốt bằng là đốt P100 của Mỹ do viện vật lý thuộc bộ công nghiệp lắp đặt, công suất 400kg/ngày. Do kinh phí xử lý chất thải y tế nguy hại hạn chế nên lò đốt của bệnh viện hoạt động 3 lần/tuần. Tro sau khi đốt chất thải rắn y tế được chôn lấp ngay trong khuôn viên bệnh viện.

Chất thải rắn y tế không nguy hại ở các phòng bệnh được thu gom đựng vào túi nilon, sau đó tập trung vào 2 thùng nhựa đặt ở gần lò đốt rác và được định kỳ đốt 3 lần/tuần. Tro sau khi đốt cũng được chôn lấp ngay trong khuôn viên bệnh viện.

* Bệnh viện Quân y 103

Tại các phòng khám và buồng bệnh đều có các thùng đựng rác thải sinh hoạt. Chất thải rắn y tế từ các phòng phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm (như phần cơ thể sau phẫu thuật, bông băng, kim tiêm đã sử dụng…) được thu gom riêng và mang đi xử lý. Tuy nhiên thì việc phân loại chất thải rắn ở bệnh viện vẫn chưa đạt được theo đúng hướng dẫn quản lý chất thải rắn của Bộ y tế, cụ thể là chất thải rán vẫn chưa được phân loại rõ ràng để đưa vào các túi có màu khác nhau.

Hiện bệnh viện Quân y 103 đã có lò đốt chất thải rắn y tế. Số lượng chất thải rắn y tế nguy hại đữ được xử lý triệt để bằng lò đốt. Số lượng chất thải rắn sinh hoạt bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Hà Đông để thu gom, vận chuyển tới bãi chôn lấp.

Thời gian thu gom và vận chuyển chất thải rắn hằng ngày được tiến hành theo 2 ca. Tùy theo sự phân công của công ty môi trường mà các đội có thời gian thu gom khác nhau:

- Đội môi trường số 1: phường Phúc La và phường La Mỗ. Ca 1: từ 8h – 10h

Ca 2: từ 17h – 22h

- Đội môi trường số 2: phường Nguyễn Trãi và Phường Hà Cầu Ca 1: từ 6h30- 9h30

Ca 2: từ 12h – 22h

- Đội môi trường số 3: phường Quang Trung, phường Vạn Phúc và phường Yết Kiêu

Ca 1: từ 5h30- 8h Ca 2: từ 17h – 22h

Ca 1: từ 6h30 – 9h30 Ca 1: từ 17h – 21h30

Các đội môi trường theo sự phân công của công ty môi trường gom cả ở những vùng ngoại thị như phường Kiến Hưng (đội môi trường số 2), phường Phú Lãm (đội môi trường số 4)…

Hành trình thu gom đơn giản, chủ yếu chạy dọc theo các trục đường chính. Theo số liệu thống kê, trung bình một ngày có khoảng 7-9 chuyến xe trở chất thải rắn đến các bãi chôn lấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn quận Hà Đông – TP. Hà Nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w