Ngày Nguồn giống Kí hiệu nhuộm Gram MBV (soi tuoi) PCR kết quả mô MBV IHHNV WSSV YHV/GAV 26/06 BL 10.2 Không vk - Dƣơng tính - - Hoại tử, 28/06 BL 2.2 Có vk + Hoại tử, MBV 28/06 BL 5.2 Không vk + Hoại tử, MBV 30/07 CT 2.2 Có vk - Hoại tử,
Bảng 4.5 Kết quả chẩn đoán bệnh trên tôm sú giống
Có 2/111 mẫu tôm có dấu hiệu hoại tử bị nhiễm vi khuẩn. 3/111 mẫu vừa bị hoại tử vừa nhiễm virus (trong đó có 1 mẫu hoại tử-IHHNV, 2/111 mẫu hoại tử-MBV). Đặc biệt có 1/111 mẫu nhiễm cả vi khuẩn và virus (vi khuẩn-MBV).
Nhận xét tỷ lệ tôm nhiễm hoại tử gan tụy thì thấp hơn so với nhiễm MBV, IHHNV và tôm bị hoại tử gan tụy có thể kèm theo một tác nhân khác nhƣ vi khuẩn hay virus (ví dụ nhƣ MBV hay IHHNV).
Lightner (2012) cho rằng tôm bị AHPNS không gây ra do các loại tác nhân thông thƣờng. Vibrio chỉ là tác nhân cơ hội xâm nhiễm làm tôm suy yếu và các loại virus thông thƣờng nhƣ WSSV, YHV/GAV... không phải là tác nhân gây bệnh.
Theo điều tra của Tổng cục Thủy sản năm 2012, AHPNS chiếm 45,7% diện tích thiệt hại và xảy ra chủ yếu trên diện tích nuôi tôm công nghiệp, phần còn lại là do bệnh đốm trắng, đầu vàng. AHPNS đã xảy ra ở 19 tỉnh, thành ven biển miền Bắc, miền Trung và Nam bộ nhƣng gây thiệt hại nặng nhất là ĐBSCL (Anh Đức, 2012). Mặc dù ngƣời nuôi đã sử dụng con giống đảm bảo chất lƣợng, nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nhƣng tôm vẫn chết, thậm
33
chí tôm nuôi tới 60-90 ngày tuổi, gần đến vụ thu hoạch vẫn bị chết mà không biết nguyên nhân (Thu Hiền, 2013).
Kết quả thử nghiệm gây nhiễm nhân tạo hội chứng hoại tử gan tuỵ cho thấy vi sinh vật có vai trò là tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm nuôi. Mặc dù phát hiện ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, và bacteriophage từ các tôm bệnh, nhƣng các kết quả nghiên cứu - đặc biệt các thí nghiệm cảm nhiễm cho thấy ký sinh trùng, virus không là tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm nuôi (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2012).