Trong tổng số 35 mẫu đƣợc kiểm tra với 4 loại virus thì có 2/35 mẫu không nhiễm cả 4 loại vi rút trên (5,7%), 1/35 mẫu bị nhiễm WSSV (2,9%), 3/35 mẫu bị nhiễm MBV (8,6%), 6/35 mẫu bị nhiễm IHHNV (17,1%) và 3/35 mẫu nhiễm MBV-IHHNV (8,6%). Nhƣ vậy, tổng cộng có tất cả 6/35 mẫu nhiễm MBV (17,1%) và 9/35 mẫu bị nhiễm IHHNV (25,7%). Đặc biệt không thấy mẫu nào bị nhiễm YHV/GAV.
Tỉ lệ mẫu đơn nhiễm một trong bốn vi rút xét nghiệm là 28,5% và tỷ lệ nhiễm kép MBV-IHHNV là 8,6%.
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2007) về tỉ lệ cảm nhiễm tự nhiên của một số virus gây bệnh trên tôm sú bột thả nuôi ở một số tỉnh ĐBSCL cho thấy có 1.4% số mẫu phân tích nhiễm YHV, 17.3% nhiễm GAV, 7.8 % nhiễm WSSV và 39.4% MBV. Tôm Sú bột sản xuất tại các tỉnh ĐBSCL có tỉ lệ nhiễm các vi rút xét nghiệm cao hơn tôm giống nhập từ các tỉnh trung và nam Trung Bộ. Tỉ lệ cảm nhiễm vi rút trên tôm Sú giống dao động qua các tháng thu mẫu và không theo qui luật nhất định. Chỉ có 46% số mẫu xét nhiệm là không nhiễm 4 loại vi rút xét nghiệm. Tỉ lệ mẫu đơn nhiễm một trong bốn vi rút xét nghiệm là 45.4 %. Tỉ lệ đa nhiễm virus trên tôm sú giống là 10.1%, trong đó tỉ lệ nhiễm kép giữa GAV và MBV là cao nhất (51,2%), tiếp theo là tỉ lệ nhiễm kép giữa WSSV và MBV (22 %). Tỉ lệ
27
tôm giống nhiễm 3 vi rút cũng xuất hiện với các trƣờng hợp WSSV-GAV- MBV (8.7%) và GAV-YHV-MBV (2.1%). Nguồn giống Số lƣợng mẫu đƣợc kiểm pcr nhiễm virus vr/từng tỉnh (%) vr/ĐBSCL (%) MBV IHHNV WSSV YHV/GAV CT 7 4 57 11 3 0 1 0 ST 0 0 0 0 0 0 0 0 BL 8 2 25 6 0 2 0 0 CM 8 6 75 17 3 3 0 0 TV 8 3 38 9 0 3 0 0 TG 2 0 0 0 0 0 0 0 BT 2 1 50 3 0 1 0 0 tổng 35 16 46 46 6 9 1 0
Bảng 4.4 Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh virus trên tôm giống
Tỉnh có số mẫu nhiễm vi rút nhiều nhất là Cà Mau (6/35 mẫu), kế đến là Cần Thơ (4/35 mẫu), Bến Tre (1/2 mẫu), Trà Vinh (3/8 mẫu), Bạc Liêu (2/8 mẫu).
Theo điều tra của Tổng cục Thú y năm 2012 cho biết dịch bệnh xảy ra trên tôm nƣớc lợ gồm AHPNS, đốm trắng, đầu vàng… và xảy ra ở hầu hết các tháng trong năm, mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7. Các tỉnh bị dịch bệnh nhiều nhất là: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau (Anh Đức, 2012).
Báo cáo tổng hợp về Hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm nuôi nƣớc lợ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 12/2012 cho biết các vi-rút đã biết nhƣ WSSV, YHV, TSV, IHHNV chỉ thấy ở một vài mẫu tôm hoại tử gan tụy và không thấy vai trò của chúng với hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2012).
Để làm rõ vai trò của vi khuẩn, virus gây lây nhiễm hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm, đã thực nghiệm gây nhiễm, tiêm tôm khoẻ với dịch lọc thô gan tuỵ tôm bệnh (có virus và các loại vi khuẩn), dịch lọc qua lƣới 0,45μm cho phép virus và vi khuẩn có kích thƣớc nhỏ đi qua, và dịch lọc qua lƣới 0,20 μm chỉ có virus. Hiện tƣợng tôm chết đƣợc ghi nhận ở lô gây nhiễm bằng dịch lọc thô, không ghi nhận hiện tƣợng chết ở các lô gây nhiễm bằng dịch qua lọc 0,45μm và 0,2μm. Kết quả này cho thấy virus không phải là tác nhân gây hội chứng hoại tử gan tuỵ ở tôm nuôi (Vụ nuôi trồng thủy sản, 2012).