0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Nhuộm Gram quan sát vi khuẩn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM SÚ GIỐNG (Trang 33 -35 )

Nguồn gốc giống Tổng vi khuẩn Vk/từng tỉnh (%) Vk/ĐBSCL (%)

Cần Thơ 53 33 62 30 Sóc Trăng 3 3 100 3 Bạc Liêu 14 5 36 5 Cà Mau 16 5 31 5 Trà Vinh 21 9 43 8 Tiền Giang 2 1 50 1 Bến Tre 2 2 100 2 Tổng 111 58 52 52 Bảng 4.3 Tỷ lệ nhiễm khuẩn

Nhuộm Gram mẫu kính phết của 111 mẫu tôm giống, kết quả có 58 mẫu có vi khuẩn (chiếm tỷ lệ 52%). Quan sát kính phết ở vật kính 100X thấy đây là loại vi khuẩn hình cầu, Gram âm.

Hình 4.2 Vi khuẩn trong mẫu kính phết gan tụy (100X)

Hầu hết mẫu tôm các tỉnh đều nhiễm vi khuẩn với tỷ lệ cao từ 31% đến 100%. Cần Thơ là tỉnh có số lƣợng mẫu nhiễm vi khuẩn cao nhất trong toàn vùng (30%). Các tỉnh còn lại có tỷ lệ nhiễm thấp hơn nhiều so với Cần Thơ (<9%).

Mẫu kính phết ở 4 mẫu tôm nghi ngờ có dấu hiệu hoại tử gan tụy cho biết có 2 trong số 4 mẫu đó nhiễm loại vi khuẩn này. Khó có thể khẳng định vi khuẩn này có nằm trên gan tụy hay không vì một số mẫu tôm giống có kích

thƣớc quá nhỏ mà gan tụy lại nằm gần ruột nên khi lấy gan tụy có thể sẽ lẫn một phần đoạn ruột. 2 mẫu còn lại không thấy nhiễm vi khuẩn có thể là do thao tác thực hiện kính phết và nhuộm mẫu chƣa chính xác.

Bùi Quang Tề et al., (2010) phát hiện bào tử trƣởng thành bắt màu tím ở tế bào chất của tế bào gan tụy tôm sú bị hoại tử ở một số địa điểm nuôi tôm tại Việt Nam khi nhuộm Gram. Chúng thuộc loại vi bào tử (Microsoporidia), giống Enterocytozoon, họ Enterocytozoonidae ký sinh nội bào.

Theo nghiên cứu của Lightner (2011) và nghiên cứu của Lê Hữu Tài et al., (2012) thì có sự xuất hiện trực khuẩn Gram âm trong vùng hoại tử. Lightner (2012) cho biết tìm thấy Vibrio trên tôm bị AHPNS nhƣng khẳng định rằng nó không phải là tác nhân chính gây ra AHPNS cho rằng nó là tác nhân cơ hội làm suy yếu tôm.

Một số nghiên cứu phân lập vi khuẩn tìm thấy 2 giống Ralstonia và Delftia, hoặc có sự hiện diện của bacteriophage từ mẫu bệnh phẩm bị hoại tử gan tụy. Theo nghiên cứu của Đại học Cần Thơ, khi phết lam và nhuộm Gram mẫu tôm bệnh có sự hiện diện của rất nhiều vi khuẩn và đã tiến hành phân lập đƣợc một số chủng (Lê Hồng Phƣớc, 2012).

Báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết phát hiện nhiều vi khuẩn ở tôm giống bị hội chứng hoại tử gan tụy ở tất cả các vùng nuôi tôm, trong đó vi khuẩn Vibrio chiếm thành phần chủ yếu và phổ biến nhất là các loài V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus. 53,8% mẫu tôm giống thu ở các trại giống khu vực miền Trung nhiễm vi khuẩn Vibrio (Vụ Nuôi trồng thủy sản, 2012).

Nhƣ vậy có thể thấy rằng có nhiều loại vi khuẩn đƣợc tìm thấy trên tôm có dấu hiệu hoại tử. Vì đề tài có giới hạn nên không thực hiện các bƣớc phân lập và định danh vi khuẩn và cũng không biết là vi khuẩn trên có sự tƣơng quan nhƣ thế nào khi tôm bị nhiễm AHPNS nhƣng chắc chắn việc xuất hiện vi khuẩn trong gan tụy sẽ ảnh hƣởng lên tôm. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng nhiễm khuẩn thƣờng xảy ra khi tôm bị suy yếu. Tôm bình thƣờng cũng có thể nhiễm khuẩn nếu môi trƣờng sống có sự hiện diện của vi khuẩn gây hại (S.K. Johnson, 1989).

Nhiều chế phẩm sinh học dùng trong sản xuất giống, nuôi tôm, chất lƣợng không đảm bảo nhƣ đăng ký, cùng sự hiện diện trong một số loại chế phẩm sinh học một số vi khuẩn với mật độ cao là đặc biệt nguy hiểm, không mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn khi sử dụng chế phẩm sinh học, thậm chí còn lan truyền, phát tán vi khuẩn có hại trong môi trƣờng nƣớc nuôi tôm (Vụ Nuôi trồng thủy sản, 2012).

25 48% 30% 3% 5% 5% 8% 1% 2% CT ST BL CM TV TG BT Không có vk Đồ thị 4.3: Tỷ lệ tôm nhiễm vi khuẩn của từng tỉnh

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM SÚ GIỐNG (Trang 33 -35 )

×