biết chọn cho mình lối sống đẹp và cao quý, cự tuyệt lối sống tầm thường, thấp hèn.
- Liên hệ : Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu phải nhận riêng mình.
( Tố Hữu) * Hành động:
- Để có thể sống đẹp như lời bài hát gợi ý, thanh niên cần sống có lí tưởng cao đẹp, có ý thức bồi dưỡng lòng nhân ái, vị tha, phải học tập, rèn luyện bản thân ý chí, nghị lực, những năng lực và kĩ năng sống, phải năng động, sáng tạo, sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội.
Đề 22
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh, chị về
lòng tự trọng của con người.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Lòng tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình.
2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng:Ý 1: Tự trọng là sống trung thực Ý 1: Tự trọng là sống trung thực
- Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
- Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn Ý 2: Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách
- Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
- Lòng tự trọng có nhiều mức độ: tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc.... * Dẫn chứng: - Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc. - Người Nhật: sau chiến tranh Thế giới thứ II.- Sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
3. Đánh giá - mở rộng
- Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
- Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh. - Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại...
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn
hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực...
THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu GV Bùi Thị Kim Duyên
- Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Đề 23
Trình bày suy nghĩ của anh ( chị) về ý kiến của A-mo-ni-mus: “ Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó”.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- “con đường gần nhất để ra khỏi gian nan”: ý nói đến cách tốt nhất, nhanh nhất để con
người tháo gỡ những khó khăn, những thử thách trong cuộc sống.
- “đi xuyên qua nó”: ý nói ta phải đối mặt, phải vượt qua, không né tránh.
=> Con người không nên có thái độ né tránh khi phải gặp khó khăn, gian nan trong học tập, lao động và trong cuộc sống; phải dũng cảm đối diện với gian nan, tìm ra bản chất của vấn đề để tìm cách khắc phục, giải quyết khó khăn. .
2. Phân tích – Chứng minh:
Ý 1: Trong cuộc sống, ai cũng sẽ gặp ít nhiều khó khăn, thử thách
- Con người sẽ mau chóng vượt qua gian nan, thử thách khi con người dũng cảm đối diện, tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất.
Ý 2: Dám nghĩ, dám hành động sẽ giúp con người vượt qua được gian nan