Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM VI KHUẨN VIBRIO SPP GÂY BỆNH TRÊN TÔM SÚ (Penaeus Monodon Fabricius, 1798) NUÔI THÂM CANH TRONG HỆ THỐNG NUÔI ĐA CẤP TẠI HẢI PHÒNG (Trang 44 - 47)

nuôi thứ 1

Kết quả về mật độ V. alginolyticus trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi thứ 1 cho thấy, mật độ vi khuẩn trung bình dao động từ 2,35 đến 2,57x102(cfu/g). Mật độ ở mô hình 1 cấp giảm so với mô hình 2 cấp và mô hình 3 cấp. Tuy nhiên theo phân tích ANOVA thì mật độ của loài này giữa 3 mô hình nuôi lại không có sự sai khác có ý nghĩa (p>0,05)

3.3.2. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong thángnuôi thứ 2 nuôi thứ 2

Hình 3.15. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình trong tháng nuôi thứ 2

Ở tháng nuôi thứ 2, mật độ V. alginolyticus trong các mô hình nuôi dao động trong khoảng 3,56 - 5,25x102(cfu/g), V. parahaemolyticus 0,87 - 2,1x102

(cfu/g). Mật độ Vibrio tổng số cao hơn so với tháng nuôi thứ 1; mật độ trung bình ở mô hình nuôi 1 cấp, 2 cấp và 3 cấp lần lượt là 7,35x102, 4,58x102 và 4,72x102(cfu/g). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, mật độ vi khuẩn ở 3 mô hình nuôi khác nhau có ý nghĩa (p<0,05), tuy nhiên giữa mô hình nuôi 2 cấp và 3 cấp lại không có sự sai khác do ở 2 mô hình tại thời gian này số lần luân chuyển ao là như nhau.

3.3.3. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong thángnuôi thứ 3 nuôi thứ 3

Hình 3.16. Biểu đồ mật độ vi khuẩn Vibrio spp ở các mô hình trong tháng nuôi thứ 3

Kết quả về mật độ Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong tháng nuôi thứ 3 cho thấy, mật độ trung bình trong khoảng 1,29 - 3,97x103(cfu/g); trong đó

V. alginolyticus dao động 0,69 - 2,17x103(cfu/g) V. parahaemolyticus 2,7 – 7,0x102(cfu/g) và V. harveyi 0,33 – 1,1x103(cfu/g). Mật độ Vibrio tổng số giữa các mô hình nuôi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05),

3.3.4. Mật độ vi khuẩn Vibrio spp trên tôm sú ở các mô hình trong thángnuôi thứ 4 nuôi thứ 4

Ở tháng nuôi thứ 4, mật độ V. alginolyticus trong các mô hình nuôi dao động trong khoảng 1,5 – 8,8x103(cfu/g), V. parahaemolyticus 0,4 – 2,7x103

(cfu/g) và V. harveyi 0,5 – 3,5x103(cfu/g). Mật độ Vibrio tổng số đạt cao nhất; mật độ trung bình ở các mô hình nuôi 1 cấp, 2 cấp và 3 cấp lần lượt là 1,5x104;5,5x103 và 2,4x103(cfu/g). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy mật độ vi khuẩn ở cả 3 mô hình nuôi có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ NHIỄM VI KHUẨN VIBRIO SPP GÂY BỆNH TRÊN TÔM SÚ (Penaeus Monodon Fabricius, 1798) NUÔI THÂM CANH TRONG HỆ THỐNG NUÔI ĐA CẤP TẠI HẢI PHÒNG (Trang 44 - 47)