3.2.1.1 Hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao trình độ cán bộ nhân viên
Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công và sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp. Nguồn nhân lực còn đặc biệt quan trọng hơn đối với hoạt động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi mà tổ chức đó có hai tái sản đáng giá nhất là đội ngũ cán bộ công nhân viên và trụ sở làm việc khang trang hiện đại. Làm thế nào để xây dựng được nguồn nhân lực tốt là câu hỏi luôn đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chi nhánh cũng không nằm ngoài chiến lược chung của toàn hệ thống.
Để hạn chế rủi ro tín dụng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Chi nhánh nên có chế độ thưởng, phạt rõ ràng do cán bộ tín dụng luôn đối mặt với rủi ro nên cần có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xảy ra rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
Thường xuyên tổ chức tập huấn, hội thảo, trao đổi về hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo lãnh, kiến thức về phát triển các dịch vụ mới của các ngân hàng trên thế giới,…Song song đó, tổ
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
chức các lớp bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, văn hóa nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng, đạo đức của nhân viên trong thời đại hiện nay.
Áp dụng chương trình hướng nghiệp và đào tạo nhân viên như: bổ sung kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học, giao tiếp nhằm nâng cao năng lực thực tế cho nhân viên, giúp nhân viên làm quen với các dịch vụ mới phát triển. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo, huấn luyện và đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, mục tiêu kinh d oanh, quy trình công nghệ kỹ thuật,…
Có chính sách thu hút tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có trình độ cao gắn chiến lược nhân sự với việc liên kết, trực tiếp đầu tư vào các trường đại học và các trung tâm đào tạo về ngân hàng tài chính.
Bên cạnh đó cần có quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức tổ chức thi tuyển, công khai hóa thông tin tuyển dụng nhằm tuyển dụng được nhiều người tài, không bỏ sót những cá nhân ưu tú.
Xây dựng môi trường làm việc nội bộ lành mạnh với hệ thống khuyến khích có hiệu quả. Cải thiện môi trường làm việc tốt hơn bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên phát triển khả năng cá nhân, có cơ hội thăng tiến, có thái độ tích cự và động lực cao làm việc. Đó chính là động lực để người lao động ngày càng gắn bó với ngân hàng và sẵn sàng đón nhận những thử thách mới trong công việc, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế ngân hàng trên thương trường. Môi trường làm việc tốt là ở đó đội ngũ nhân viên làm việc tận tâm, năng động sáng tạo, mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên chân thành, cởi mở, thẳng thắn. Đó chính là môi trường nảy nở và phát huy được hết thế mạnh đội ngũ nhân viên, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng kinh doanh ngân hàng.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành của cán bộ cấp quản lý cấp cao cũng là yếu tố không thể thiếu trong vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lực. Đứng đầu đơn vị có đáp ứng được vai trò của một người lãnh đạo thì mới có thể đưa đơn vị đó đi lên, phát triển.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng.
Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất tquan trọng trong việc đảm bảo chất lượng khoản cho vay, hạn chế rủi ro. Cần thực hiện có hiệu quả các khâu sau đây:
• Thu thập thông tin về khách hàng:
Trong hoạt động tín dụng, thu thập thông tin về khahcs hàng là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay việc khai thác thông tin về khách hàng thường qua các báo cáo tài chính những năm gần đây cảu khách hàng (Khách hàng doanh nghiệp). Nhưng khách hàng vay vốn luôn có xu hướng làm đẹp các báo cáo tài chính để dễ được cho vay, do vậy, việc phát hiện ra những thông tin không cân xứng để giảm rủi ro tín dụng thì cán bộ tín dụng không chỉ thu thập thông tin từ phía khách hàng mà cần phải thu thập từ nhiều nguồn đảm bảo khác như đối tác của khách hàng, cơ quan chức năng, từ các ngân hàng khác, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), trung tâm thông tin của ngân hàng thương mại, từ phản ánh của cán bộ, công nhân viên.
• Thu thập thông tin về thị trường
Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm của khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản bảo đảm…, thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, tình hình biến động, triển vọng trên thị trường để hạn chế rủi ro khi quyết định cho vay.
• Phân tích, xử lý thông tin:
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, cán bộ tín dụng phải sàng lọc các nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ vốn vay, những rủi ro bất khả kháng có thể gặp phải… trên cơ sở đó quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
3.2.1.3 Thực hiện đúng quy trình tín dụng
Giải pháp này được coi là thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ vì một lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua một khâu nào. Quy trình cho vay đang được áp dụng ở HDBank Hà Nội được xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn đôi chỗ lỏng lẻo. Để quy trình này đạt được hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:
• Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có được nhận định chính xác về khách hàng vay. Nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp nên tính chính xác có thể không cao, đặc biệt trong trường hợp khách hàng cố ý làm sai phạm. Vì thế để giảm rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cáp và áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp, khách hàng vay và các đối tượng có liên quan. Đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước( CIC) để nắm bắt được tính xác thực của thông tin được cung cấp.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
• Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ: Khi thẩm định nhân viên tín dụng cần đánh giá tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng khi tham gia vào phương án vay vốn, yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng dến việc thực hiện phương án, dự án. Nếu vốn tự có tham gia vào phương án càng lớn thì khách hàng sẽ sử dụng vốn hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư và dự án đó. Để dự án mang lại hiệu quả và có nguồn trả nợ cho ngân hàng thì:
Tỷ lệ vốn tự có/ vốn vay >1
Lãi ròng sau thuế và khấu hao > tổng nợ đến hạn phải trả
Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý.
Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng vay phải có số liệu báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động với nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện kịp thời những thay đổi có chiều hướng xấu của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.
•Giai đoạn quyết định cho vay: Trước khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng phê duyệt khoản vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trường, chính sách kinh tế để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trước khi ra quyết định. Việc ra quyết định
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa sẽ rủi ro cao hơn.
Đối với những khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng để xét duyệt thì càng ẩn chứa rủi ro cao. Hoạt động của Hội đồng tín dụng nhiều khi vẫn còn mang tính hình thức, các thành viên không có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải có ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên hội đồng trước khi họp để đưa ra quyết định.
•Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn vay: Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc không ít vào việc kiểm tra tín dụng. Ngay cả đối với các khoản vay tốt nhất cũng cần phải có sự kiểm tra thường xuyên định kỳ để đảm bảo nó đang hoạt động như dự kiến, tình trạng khoản vay không có gì bất thường. Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay.
Ngoài ra, khi có sự thay đổi về nhân sự trong việc chuyển giao hồ sơ từ cán bộ tín dụng này sang cán bộ tín dụng khách thì cần phải quy định cụ thể trách nhiệm bàn giao,nội dung bàn giao. Có thể quy định việc lập sổ nhật ký tín dụng về các lần phát vay, thu nợ, biến động tài sản bảo đảm, tình hình kinh doanh và tài chính để đảm bảo sự liên tục, thuận tiện trong việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các cán bộ tín dụng.
3.2.1.4 Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
Hiện nay, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo, đây chính là nguồn thứ cấp thu hồi nợ sau xử lý. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi TSĐB, nắm bắt thông tin về TSĐB, cần xem xét đánh giá lại nếu cần thiết.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá TSĐB.
Cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung TSĐB, ngoài tài sản của khách hàng (KHDN) có thể dùng tài sản cá nhân, chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng… đứng ra bảo lãnh để vay vốn, áp dụng các biện pháp cầm cố quyền đòi nợ, bảo lãnh của công ty.
Giảm dần dư nợ nếu khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện TSĐB
3.2.1.5 Phân tán rủi ro tín dụng
Một trong những nguyên tắc cổ điển nhất trong kinh doanh mà bất cứ nhà quản trị rủi ro nào cũng biết đó là “không nên bỏ trứng vào một giỏ”, đây là một nguyên tắc không có gì mới nhưng cần được quán triệt, xuyên suốt bằng các hình thức như:
Đa dạng hóa phương thức cho vay: Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như cho vay hạn mức, thấu chi, cho vay theo món, đồng tài trợ…
Đa dạng hóa đối tượng đầu tư: đây là biện pháp tốt nhất để chi nhánh phân tán rủi ro. Chi nhánh nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại đầu tư, nhiều ngành nghề, nhiều loại khách hàng. Cách làm này vừa mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro.
Thực hiện bảo đảm bảo tín: đây là biện pháp nhằm sna sẻ rủi ro, nó thể hiện ở các hình thức: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện nay, ở Việt Nam cũng mới chỉ có bảo hiểm tài sản để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm, ngân hàng yêu cầu đơn vị mua bảo hiểm toàn bộ giá trị tài sản đã làm đảm bảo tại ngân hàng và người thụ hưởng bồi thường là ngân hàng.
3.2.1.6 Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Ngân hàng phải kiểm tra trước cho vay và khi đã cho vay thì phải kiểm tra sử dụng vốn vay một cách thường xuyên, ngân hàng hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với những vật liệu chính như sắt, thép, xi măng… yêu cầu khách hàng vay chuyển hoàn trả thẳng cho người thụ hưởng.
Cán bộ tín dụng cũng cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ ngân hàng mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả.