2.3.1 Một số biện pháp chi nhánh đã áp dụng để hạn chế rủi ro tín dụng
2.3.1.1 Thu thập và xử lý thông tin khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Thu thập thông tin của khách hàng là một việc làm vô cùng quan trọng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và công việc này thì không hề dơn giản, nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, luôn có sự không cân xứng trong thông tin. Ngân hàng phải hiểu rõ về khách hàng, có niềm tin vào khả năng trả nợ của khách hàng, do vậy những khách hàng mà ngân hàng có thể cho vay là những khách trước tiên phải có thông tin minh bạch. Cán bộ tín dụng của chi nhánh đã tiếp cận khách hàng có nguồn thông tin rõ ràng qua các kênh thông tin đại chúng và thông tin từ những khách hàng, người quen đang hoạt động trong cùng ngành nghề hoặc quen biết với khách hàng.
Sau khi cán bộ tín dụng đã thu thập được những thông tin về khách hàng từ những nguồn đáng tin cậy thì tiến hành nhận biết và thẩm định sơ bộ qua những cuộc trao đổi ban đầu, sau đó thẩm định kỹ tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng qua báo cáo tài chính, các thông tin ngoài lề và thực tế khách hàng. Cán bộ tín dụng cũng chú trọng nắm bắt được thông tin về nhân thân của chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành, đã có những tích lỹ về tài sản và kinh nghiệm kinh doanh, nắm bắt mối quan hệ trong gia đình của khách hàng nếu đó là khách hàng cá nhân.
Bên cạnh cho vay những ngành nghề mang tính chủ đạo thì Chi nhánh cũng mở rộng sang cho vay những ngành nghề khác, lựa chọn ngành nghề hoạt động kinh doanh của khách hàng ít chịu rủi ro bởi những điều kiện bất khả kháng, nắm vững kiến thức ngành hàng và thị trường, phối hợp với tái thẩm định để đánh giá mức độ rủi ro HDBank chấp nhận được. Để có thể thu thập được những thông tin rõ rang, chính xác, có những nhận định, đánh giá khách hàng đúng đắn thì Chi nhánh thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho các chuyên viên quan hệ khách hàng(RM).
2.3.1.2 Quản lý khoản vay, Quản lý khách hàng trong và sau khi cho vay
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Sau khi đã ra quyết định cho khách hàng vay, tiến hành giải ngân cho khahcs hàng sử dụng vốn tức là ngân hàng đã bắt đầu chuyển quyền sử dụng tài sản cho khách hàng, rủi ro tín dụng của ngân hàng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, việc cán bộ, nhân viên tín dụng phải tăng cường giám sát khoản vay, quản lý khách hàng trong và sau khi cho vay tất yếu.
Cách RM luôn bám sát tình hình hoạt động của khách hàng, cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp, kiểm tra tình hình tài chính và TSĐB của khách hàng, quản lý giá cả và mục đích giải ngân các khoản nợ, thường xuyên tư vấn những biến động thị trường. Phân công đầu mối in sao kê nợ đến trước hạn ít nhất một tháng, đôn đốc các RM nhắc nợ đến hạn và kiểm soát khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý dòng tiền qua tài khoản của khách hàng tại HDBank.
Giám đốc và các trưởng phòng thường xuyên phối hợp với RM đi thăm hỏi khách hàng, nhận biết khả năng thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp để cùng nhau tháo gỡ, trao đổi với khách hàng về những khó khăn mà khách hàng sẽ gặp phải khi để nợ quá hạn (lên CIC, đánh giá uy tín tại HDBank, sẽ không thuận lợi khi đề xuất vay tại các TCTD khác và tại HDBank …)
Để giảm thiểu những rủi ro tín dụng có thể xảy ra, Chi nhánh tách các nhu cầu giải ngân tập trung vào một thời điểm hoặc đưa ra phương án khách hàng sẽ trả dần trước hạn các khoản nợ tập trung vào một thời điểm.
2.3.1.3 Phương pháp xử lý các khoản dư nợ có nợ quá hạn
Khi các khoản dư nợ có nợ quá hạn mà đa số là những khoản Chi nhánh cho vay khách hàng chậm trả nợ thì ngân hàng đã có rủi ro tín dụng xảy ra, Chi nhánh phải tìm các nguyên nhân và trên cơ sở đó có những biện pháp để hạn chế được rủi ro đến mức thấp nhất, tránh những tổn thất lớn cho ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Các khoản dư nợ có nợ quá hạn của khách hàng tại Chi nhánh trong thời gian vừa qua chủ yếu do nguồn tiền phải thu chưa về kịp, do đó CBNV của Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng để tìm giải pháp bán hàng thu tiền nhanh.
CBNV tín dụng của Chi nhánh cũng thường xuyên nhắc lại khả năng mất uy tín của khách hàng đối với ngân hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ và động viên khách hàng tìm các nguồn tài chính khác để bù đắp khoảng thời gian về chậm, thậm chí đưa ra một số chế tài mang tính răn đe khi khách hàng chậm trả nợ để tránh những lần sau, yêu cầu khách hàng khi các khoản tiền hàng về đều cân nhắc để trả nợ, tránh tình trạng sử dụng thêm cho nhu cầu khác dẫn đến khi khoản nợ đến hạn, khách hàng mất thanh khoản, phối hợp với quản lý nợ để có biện pháp cứng rắn hơn khi khách hàng có hiện tượng chây ì.
2.3.1.4 Một số biện pháp không thể thiếu đó là xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Chi nhánh HDBank Hà Nội thực hiện phân loại khách hàng thành hai nhóm: Nhóm khách hàng cá nhân và nhóm khách hàng doanh nghiệp, trên cơ sở hai nhóm thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ được cán bộ tín dụng sử dụng để:
•Xác định giới hạn tín dụng
•Quyết định cấp tín dụng, từ chối hay đồng ý, thời hạn, mức lãi suất cho vay, biểu phí, và xác định yêu cầu về TSĐB.
•Đánh giá hiện trạng của khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay.
•Quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro từ đó.
2.3.1.5 Áp dụng các biện pháp về đảm bảo tiền vay
Hiện nay, các biện pháp đẩm bảo tiền vay được nhiều ngân hàng sử dụng trong đó có HDBank là yêu cầu khách hàng vay vốn cầm cố, thế chấp tài sản hoặc khách hàng vay phải được bảo lãnh bởi bên thứ ba. Tài sản thế chấp,
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
cầm cố, bảo lãnh là nguồn thu nợ thứ hai nếu khách hàng vay vốn không có khả năng trả được nợ. Các tài sản đảm bảo được HDBank chấp nhận là: GTCG, động sản, bất động sản, quyền đòi nợ, LC xuất khẩu, tìa sản hình thành từ vốn vay… Việc cho vay có tài sản đảm bảo đã thúc đẩy khách hàng có nghĩa vụ hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình với ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng bảo đảm tiền vay trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo lãnh tiền vay. Lúc này, cán bộ tín dụng sẽ cân nhắc, lựa chọn và trình lên các cấp thẩm quyền các phương án xử lý tài sản bảo đảm như: Bán tài sản bảo đảm tiền vay, nhận chính tài sản bảo đảm tiền vay, nhận trực tiếp tiền hoặc tài sản của bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng.
2.3.1.6 Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, phẩm chất nghề nghiệp
Chi nhánh đã tăng cường tuyển đội ngũ nhân viên, bổ sung nguồn lực cho bộ phận tín dụng. Chi nhánh cũng tiến hành đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và tạo điều kiện cho nhân viên công tác, đi học, hay thuyên chuyển công tác một thời gian để học hỏi kinh nghiệm.
2.3.1.7 Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập và sử dụng DPRR
Hoạt động phân loại nợ, trích lập DPRR của chi nhánh được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn phân loại nợ theo quy định của HDBank và quyết định 493/2005/QĐ – NHNN
Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo nguyên tắc sau: Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng
Phát mại tài sản đảm bảo thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương phát mại tài sản đảm bảo theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
Cũng theo quyết định này, việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong những trường hợp sau:
Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hay mất tích.
Các khoản nợ nhóm 5 được quy định trong quyết định này.
Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
2.3.1.8 Một số biện pháp khác
Chi nhánh còn thực hiện một số biện pháp khác để phòng ngừa rủi ro tín dụng là mua bán nợ, mua bảo hiểm…
2.3.2 Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
Diễn biến tình hình có nhiều biến động, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mô đã đi vào ổn định nhưng vẫn còn diễn biến rất phức tạp, còn nhiều khó khăn, do đó hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất ổn. Sự bất ổn của doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thanh toán nợ với ngân hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng.
Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, còn chồng chéo, pháp lệnh kế toán và chế độ báo cáo thực hiện chưa thực sự nghiêm: Khách hàng là doanh nghiệp lập Báo cáo tổng kết hàng năm theo quy định còn chậm, số liệu không bắt buộc kiểm toán, không có chế tài xử lý việc vi phạm quy định về BCTC, báo cáo thống kê hàng năm, do vậy chưa phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo. Chính điều này ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trong công tác thẩm định khách hàng vay của ngân hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
NHNN chưa có văn bản chính thức quy định việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo IAS 39 ( Chuẩn mực kế toán quốc tế ), vì vậy hiện nay, ngân hàng đang phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng theo quyết định 493/2005/NHNN. Theo quyết định này với một khách hàng có nhiều khoản vay, khi một khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ khác mức độ rủi ro cao hơn.
Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán và thị trường các sản phẩm phái sinh chưa thực sự phát triển, hệ thống các quy định pháp luật về vấn đề này chưa tạo được hành lang pháp lý để các ngân hàng hoạt động. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến việc HDBank Hà Nội chưa sử dụng công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng.
Sự hợp tác của các NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, các ngân hàng chưa thực sự đoàn kết với nhau, sự trao đổi thông tin với nhau đặc biệt thông tin tín dụng còn yếu, vẫn còn hiện tượng một khách hàng vay được ở nhiều ngân hàng mà sử dụng một tài sản thế chấp…Bên cạnh đó, tiềm lực của NHTM Việt nam còn yếu trong bối cảnh Việt Nam hội nhập, ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam, tính cạnh tranh gay gắt.
b. Nguyên nhân chủ quan:
• Từ phía ngân hàng
- Ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp:
Mặc dù nguyên tắc cho vay là có tài sản thế chấp song cán bộ tín dụng cũng không nên cứng nhắc trong điều kiện này. Có đơn vị sản xuất kinh doanh tốt thì có thể không cần tài sản thế chấp vẫn có thể được vay. Ngược lại, có những khách hàng vay có tài sản thế chấp lớn vẫn làm ăn thua lỗ dẫn đến ngân hàng phải phát mại tài sản để thu hồi nợ. Nhưng việc bán các tài sản thế chấp không hề dễ dàng chút nào. Ta có thể thấy ví dụ trên thực tế không phải bất cứ nhà đất nào cũng có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp lệ. Theo thống kê, thì có tới 80% nhà, đất tại các thành phố
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
lớn chưa có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ, đó là chưa kể đến khi nhà, đất có giấy tờ hợp lệ thì còn phải xem xét đến giá trị, khả năng chuyển nhượng cũng như vị trí địa lý...Ngân hàng thường gặp khó khăn về giấy tờ sở hữu tài sản, về giá cả tài sản, thời hạn bán tài sản thế chấp, chậm trễ trong việc thu hồi vốn…Có những tài sản khi định giá cho vay thì đang ở thời điểm giá cao, đến khi phát mại, ít có người muốn mua…Chính vì vậy, ngân hàng cần phải lựa chọn khách hàng thật kỹ lưỡng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khách hàng càng có nhiều mánh khóe để lừa đảo một cách tinh vi.
- Thông tin tín dụng không đầy đủ:
Thông tin là vấn đề quan trọng hàng đầu khi quyết định cho vay. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp trước khi quyết định cho vay, chi nhánh chưa thu thập đủ thông tin cần thiết về khách hàng, tính chính xác chưa cao, thông tin chưa được cập nhật kịp thời. Trung tâm thông tin tín dụng Nhà nước (CIC) và trung tâm phòng ngừa của HDBank đã được thành lập và đi vào hoạt động nhưng việc hoạt động còn gặp nhiều khó khăn vì khả năng nắm biets thông tin còn hạn chế, phụ thuojc nhiều vào các tổ chức tín dụng nên thông tin cung cấp chưa thực sự ddaafyddur và chính xác.
- Cán bộ tín dụng còn chwua có nhiều kinh nghiệm
Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh còn rất trẻ, kinh nghiệm chưa cao trong việc đánh giá khách hàng, phân tích, thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh, phân tích chính xác và đầy đủ về tình hình tài chính, năng lực quản lý, báo cáo tài chính…của khách hàng.
Kiến thức về xã hội, am hiểu thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế cũng gây ra món vay bị rủi ro vì trong một số trường hợp khách hàng đã không nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dung, không phân tích được tình hình cung, cầu của thị trường dẫn đến mặt hàng kinh doanh bị ứ đọng, cán bộ tín dụng nếu là nguo9wif có sư jhieeru biết rộng, am hiểu thị trường và có kinh nghiệm thì sẽ tư vấn cho khách hàng tránh được những thiệt hại trong kinh doanh, tiền vay của ngân hàng mới tránh được rủi ro.
Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân hàng
• Từ phía khách hàng
Do năng lực kinh doanh của khách hàng còn kém, quản lý, tổ chức nhân sự còn yếu, thông tin về thị trường còn thiếu, chưa nắm bắt được diễn biến của tình hình kinh tế - xã hội, nhu cầu dân cư, thị hiếu của khách hàng… Chính điều này làm cho việc kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn, tình hình tài chính của khách hàng giảm sút, khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng giảm và ngân hàng có nguy cơ đối mặt với rủi ro tín dụng là rất lớn.
Khách hàng cố tình lừa đảo, làm sai lệch thông tin, làm đẹp báo cáo tài chính để được vay vốn nhưng thực chất tình hình hoạt động kém, tài chính