Môi trường đặc

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Enzyme protease (Trang 32 - 33)

- O– CH2 – COOH Phân ly

b. Môi trường đặc

Phần lớn các nhà máy sản xuất enzyme khi nuôi cấy vi sinh vật thu nhan enzyme người ta thương sử dụng môi trường đặc. Để tăng khả năng xâm nhập của không khí vào trong lòng môi trường, người ta thường sử dụng cám, trấu, hạt ngũ

cốc để làm môi trường.

Trong trường hợp này, vi sinh vật phát triển trên bề mặt môi trường, nhận chất dinh dưỡng từ hạt môi trường và sinh tổng hợp ra enzyme nội bào và ngoại bào. Các enzyme ngoại bào sẽ thẩm thấu vào trong các hạt môi trường còn các enzyme nội bào nằm trong sinh khối vi sinh vật.

Vi sinh vật không chỉ phát triển trên bề mặt môi trường, nơi ngăn cách pha rắn ( môi trường) và pha khí ( không khí) mà còn phất triển trên bè mặt của các hạt môi trường nằm hẳn trong lòng môi trường. Môi trường nuôi cấy vừa có độ xốp cao vừa phải có độ ẩm thích hợp. Nếu độ ẩm quá cao sẽ làm bết môi trường lại, không khí không thẻ xâm nhập vào lòng môi trường, nếu có độ ẩm thấp quá se không thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, thông thường người ta thường tạo độẩm khoảng 55-65% W là hợp lý.

Nếu sử dụng cám là nguyên liệu chính để nuôi cấy vi sinh vật thu nhận enzyme, người ta phải cho thêm 20-25% trấu để làm xốp mooi trường, tạo điều kiện thuận lợi không khí dễ xâm nhập vào lòng môi trường. Phương pháp nuôi cấy bề mặt bán rắn ( môi trương đặc) này rất thích hợp cho lên men ở nấm mốc Asporyzae.

4.1.3 Sản xuất nấm mốc giống – nuôi cấy tạo sinh khối. a. Môi trưòng cho sản xuất mốc giống. a. Môi trưòng cho sản xuất mốc giống.

Môi trường Benhamin. Bột ngô 20g Glucose 10g Pepton 10g Cao nấm men 4g Nước 1000ml b. Chuẩn bị mốc giống. Nuôi cấy giống bao gồm:

- Trong ống thạch nghiêng hay giữống trong ống nghiệm. - Trong bình tam giác ( nhân giống nhỏ).

- Trên sàng, khay ( nhân giống lớn).

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Enzyme protease (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)