Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gõn công thƣơng - chi nhánh hà nội (Trang 61 - 64)

(1) Nguyên nhân khách quan

Môi trƣờng kinh tế

Tình hình kinh tế chưa ổn định, tỷ giá biến động phức tạp, lạm phát, giá cả nguyên vật liệu tăng cao ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của các DNVVN.

Môi trƣờng pháp lý

Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, các chính sách tiền tệ, chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi và bổ sung, điều chỉnh nhưng việc truyền tải đến ngân hàng thường chậm làm ảnh hưởng đến công tác hoạch định chính sách của ngân hàng. Chính sách tiền tệ của NHNN có nhiều biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay DNVVN nói riêng như: quy định về lãi suất thoả thuận, quy định về tỷ lệ an toàn vốn. Chi nhánh không thể xây dựng kế hoạch cho vay DNVVN mang tính dài hạn mà chủ yếu là xây dựng kế hoạch trong từng năm.

54

Các quy định về việc đăng kí kinh doanh, các quy định về chế độ kế toán, và báo cáo tài chính cụ thể như: những quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc, các chuẩn mực kế toán bắt buộc chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa xây dựng báo cáo thuế mang tính chất đối phó với cơ quan thuế, nộp báo cáo tài chính không trung thực cho ngân hàng.

Ngoài ra còn có nguyên nhân hiện nay trên địa bàn hoạt động của SaiGonBank Hà Nội có rất nhiều các chi nhánh của ngân hàng thương mại khác đang cùng họat động nên mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đã làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

(2) Nguyên nhân chủ quan

Từ phía SaiGonBank Hà Nội

Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn

SaiGonBank Hà Nội là một chi nhánh lớn, tuy được thành lập hơn 15 năm nay song cơ sở vật chất của ngân hàng phục vụ cho việc cho vay DNVVN còn nhiều khó khăn như nguồn thông tin lưu trữ từ bản thân ngân hàng còn ít, các báo cáo tài chính của khách hàng hầu hết chưa được kiểm toán độc lập, nên cũng có ảnh hưởng đến thời gian và công tác tín dụng.

Thiếu thông tin tín dụng về DNVVN

Để quyết định cho vay đối với DNVVN, chi nhánh phải có một quá trình lựa

thác và sử dụng nguồn thông tin khách hàng tại SaiGonBank Hà Nội vẫn còn hạn chế. Để có thể chọn lọc, đưa ra thông tin chính xác không phải là điều dễ dàng với chi nhánh bởi có nhiều doanh nghiệp che dấu tình hình tài chính hiện tại của mình, làm cho công tác thu thập thông tin của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Các thông tin mà CBTD thu thập được vẫn chỉ là những thông tin manh mún, rời rạc, chủ yếu là do doanh nghiệp cung cấp vì thế nó thường mang tính chủ quan.

Công tác thẩm định quá tải, thiếu chặt chẽ

Hồ sơ thẩm định sau khi được cán bộ tín dụng tiến hành phân tích thông qua sự kiểm tra của trưởng, phó Phòng tín dụng và cuối cùng là thông qua sự xét duyệt của giám đốc/phó giám đốc chi nhánh. Vì thế việc thực hiện kiểm tra sau của công tác này trở nên quá tải và không được chặt chẽ, do đó, hầu như không chỉ ra hết đước các tồn tại trong công tác thẩm định doanh nghiệp của ngân hàng.

Vẫn còn đặt nặng vấn đề TSĐB

Khi thẩm định và đưa ra các quyết định cho vay đối với DNVVN SaiGonBank Hà Nội vẫn còn đặt nặng vấn đề TSĐB. Trong khi đối với rất nhiều DNVVN dù có 55

những phương án/dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có tiềm năng phát triển và thu lợi nhuận lớn, nhưng do quy mô hoạt động nhỏ, khả năng tài chính cũng như tiềm lực tài chính thấp đã làm cho họ không đáp ứng đủ điều kiện này.

Nguyên nhân từ phía DNVVN

Năng lực quản lý, năng lực lập dự án và thực hiện dự án của các DNVVN còn hạn chế

Đội ngũ quản lý của các DNVVN còn nhiều hạn chế về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng quản lý. Số lượng DNVVN có quản lý giỏi, trình độ chuyên môn cao còn thấp, chưa được đào tạo bài bản về kinh doanh và quản trị kinh doanh. Do yếu về năng lực quản lý, DNVVN thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh, uy tín trên thị trường... dẫn đến tình trạng SXKD, khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp không hiệu quả. Do đó nhiều DNVVN khó khăn trong việc trả nợ chi nhánh.

Ngoài ra, yếu kém và hạn chế trong lập và trình bày dự án, thực hiện dự án, làm cho DNVVN khó tiếp cận được với nguồn vốn chi nhánh và khả năng trả nợ cho chi nhánh. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội vay vốn kinh doanh, làm cho chi nhánh ngần ngại, e dè khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

DNVVN không đủ điều kiện đáp ứng được yêu cầu cho vay của chi nhánh

Phần lớn các ngân hàng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo. Trong khi đó, nhiều DNVVN là những doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ, điều kiện nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị còn lạc hậu, giá trị thấp; tài sản đảm bảo (chủ yếu là bất động sản) thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu, quyền sử dụng, thiếu những giấy tờ liên quan... nên chưa đáp ứng được yêu cầu về tài sản đảm bảo của chi nhánh. Hơn nữa, với các DNVVN mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định... nhưng có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động SXKD lại càng khó tiếp cận vay vốn chi nhánh. Khi mà DNVVN chưa tạo được uy tín đối với chi nhánh, những khó khăn này là rào cản trong việc tiệp cận vốn vay của SaiGonBank Hà Nội.

Nhiều DNVVN sử dụng vốn vay sai mục đích, không đúng cam kết trong hợp đồng cho vay đã ký, hoặc không trả nợ đúng hạn cho chi nhánh

Nhiều DNVVN sau khi đã vay được vốn, lợi dụng lòng tin, sự giám sát thiếu chặt chẽ của chi nhánh đã sử dụng vốn vay vào các mục đích khác nhằm trục lợi cá nhân, hoặc đầu tư vào những dự án bất hợp pháp. Những khoản vay đó trở thành nợ khó đòi, nợ xấu nếu không có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ, và biện pháp xử lý kịp thời của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó, có không ít DNVVN lại có hiện tượng chây ì, dây dưa, chần chừ trong việc trả nợ cho chi nhánh. Điều đó làm giảm chất lượng cho vay, ảnh hưởng đến SaiGonBank Hà Nội.

56

Chính vì những nguyên nhân mang tính chất khách quan và chủ quan trên đây nên dù SaiGonBank Hà Nội đã nhận thức rõ tầm quan trọng và tiềm năng phát triển của DNVVN nhưng việc mở rộng cho vay đối tượng này vẫn tồn tại hạn chế. Tuy nhiên, với chính sách phát triển đồng đều, mở rộng, bình đẳng với các đối tượng khách hàng và mực tiêu giảm thiểu rủi ro để nâng cao chất lượng cũng như lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNVVN; chi nhánh đã và đang từng bước đề ra và thực hiện những giải pháp đồng bộ để phát triển mảng cho vay đối với DNVVN.

57

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chương 2 đã tập trung làm rõ thực trạng cho vay DNVVN cũng như chất lượng cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương – Chi nhánh Hà Nội. Đây là cơ sở để khóa luận đưa ra một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay DNVVN tại SaiGonBank Hà Nội ở chương 3.

58

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÕN CÔNG THƢƠNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gõn công thƣơng - chi nhánh hà nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w