8. Những nội dung nghiên cứu chính
1.5.3. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, toàn diện, thực tiễn, khả thi
Để các giải pháp đề xuất đảm bảo tính khả thi, khả năng sử dụng hiệu quả vào thực tiễn quản lý, chúng tôi dựa vào các nguyên tắc:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu: Các giải pháp đề xuất phải hƣớng vào việc phát triển đội ngũ giáo viên ổn định về số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, gắn chất lƣợng đội ngũ giáo viên với việc đổi mới giáo dục.
- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện: Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Muốn đảm bảo tính toàn diện đòi hỏi các giải pháp đƣợc đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý giáo viên, đồng thời phải tác động lên cả hệ thống chính sách cũng nhƣ những điều kiện đảm bảo cho hoạt động sƣ phạm của giáo viên.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn: Các giải pháp phải thể hiện đƣợc sự cụ thể hoá đƣờng lối, phƣơng châm giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nƣớc và phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình quản lý. Muốn vậy trƣớc hết phải xuất phát từ những định hƣớng về chiến lƣợc phát triển giáo dục hiện nay cũng nhƣ trong tƣơng lai gần. Các giải pháp cụ thể thực hiện chiến lƣợc, trong đó việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý là một trong những yếu tố cấp bách cần đƣợc tập trung giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Yêu cầu này đòi hỏi các giải pháp phát triển đội ngũ phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, đƣợc xây dựng trên những luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế bảo đảm tính khả thi cao.
Các giải pháp phải đƣợc kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện.
Các giải pháp đƣợc tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và đƣợc điều chỉnh, cải tiến thƣờng xuyên để ngày càng hoàn thiện hơn.