Phương pháp xây dựng chỉ tiêu dông

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ tiêu xác định mưa và dông cho trạm rađa thời tiết tam kỳ (Trang 29 - 30)

Dông là hiện tƣợng liên quan với mây tích đối lƣu cho mƣa rào, gió giật rất mạnh có hay không có sấm, chớp, đây là hiện tƣợng khí tƣợng quy mô vừa có tiềm năng và sức tàn phá mạnh nhất; sự hình thành và phân loại dông cũng nhƣ các hiện tƣợng thời tiết và sức tàn phá của nó đƣợc đề cập và phân tích, miêu tả chi tiết bởi tác giả Trần Công Minh [10].

Một đám mây đối lƣu muốn có dông mạnh thì phải phát triển đến độ cao nào nó để có quá trình hoá băng các hạt nƣớc trong mây hay nói cách khác phải có điều kiện để làm xuất hiện các hạt mây ở các pha trạng thái khác nhau: dạng nƣớc lỏng và dạng băng. Tuy nhiên nếu có hai dạng hạt nhƣng số lƣợng hạt ít, kích thƣớc hạt nhỏ thì khả năng va chạm để có sự nhiễm điện và phân chia điện tích đạt tới mức độ phóng điện, dông trong mây vẫn không xảy ra. Vì vậy muốn có hiện tƣợng nhiễm điện và phân chia điện tích trái dấu để gây nên dông kích thƣớc hạt mây phải đủ lớn và mật độ hạt cũng phải lớn hay nói cách khác độ phản hồi vô tuyến (PHVT) trên màn ảnh ra đa phải đủ lớn.

Nhƣ vậy cả độ cao đỉnh PHVT và giá trị PHVT cũng có vai trò quan trọng trong phát hiện quá trình tạo nên hoạt tính dông trong mây, đó là cơ sở cơ bản sử dụng tìm kiếm các chỉ tiêu.

Phƣơng pháp tìm chỉ tiêu dông cũng tƣơng tự nhƣ đối với mƣa. Trên cơ sở các giá trị PHVT tƣơng ứng với 5 trạm mặt đất quan trắc đƣợc thời điểm xuất hiện dông và sử dụng 4 sản phẩm dẫn xuất nhƣ CAPPI (3km), HMAX, ETOPS, CMAX để xây dựng chỉ tiêu tổng hợp các dấu hiệu xảy ra dông trên mỗi loại sản phẩm. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng đƣợc đồ thị về xác suất xảy ra dông theo giá trị PHVT, độ cao đỉnh PHVT, độ cao PHVT cực đại.

CHƢƠNG 3

TÍNH TOÁN, XÂY DỰNG CHỈ TIÊU XÁC ĐỊNH MƢA VÀ DÔNG CHO TRẠM RA ĐA THỜI TIẾT TAM KỲ

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ tiêu xác định mưa và dông cho trạm rađa thời tiết tam kỳ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)