Phương pháp xây dựng chỉ tiêu xuất hiện mưa

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ tiêu xác định mưa và dông cho trạm rađa thời tiết tam kỳ (Trang 28 - 29)

Thông thƣờng các ra đa khi mới lắp đặt thì chỉ có ngƣỡng chung, giả sử nhƣ khi giá trị PHVT từ 18dBZ thì cảnh báo có thể có mƣa hoặc ≥ 30dBZ thì cảnh báo khả năng có dông, tuy nhiên không cho ta biết về xác suất xảy ra là bao nhiêu. Do vậy việc cảnh báo xác suất xảy ra hiện tƣợng theo từng ngƣỡng nhất định là rất cần thiết.

Để tìm chỉ tiêu cảnh báo mƣa, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê để tìm xác suất xảy ra mƣa đối với mỗi giá trị khác nhau của độ phản hồi vô tuyến. Ở đây chúng tôi chia mỗi ngƣỡng giá trị PHVT để tính xác suất xảy ra hiện tƣợng với bƣớc nhảy là 5dBz. Trên cơ sở thống kê các ngƣỡng PHVT xuất hiện trong bộ số liệu tƣơng ứng với từng vị trí trạm đo mƣa và số lần ngƣỡng giá trị có xảy ra mƣa tƣơng ứng, chúng tôi tìm đƣợc xác suất xảy ra hiện tƣợng.

Từ đó, ta có thể vẽ đƣợc đồ thị hàm phân bố xác suất mƣa phụ thuộc vào giá trị PHVT và ta có thể cảnh báo hiện tƣợng mƣa theo xác suất xảy ra nếu biết đƣợc ngƣỡng giá trị PHVT, điều này ở các ra đa khi mới lắp đặt là chƣa có cụ thể. Đối với việc ƣớc lƣợng mƣa từ ra đa thì phần trong EDGE thƣờng áp dụng công thức giữa

mối quan hệ PHVT và lƣợng mƣa của Marshall-Palmer với cặp hệ số A=200 và b=1,6; đối với cảnh báo dông, trên cơ sở cấu trúc vùng PHVT thì các ngƣỡng PHVT ≥ 30dBZ thì cảnh báo khả năng xuất hiện có dông. Tuy nhiên xác suất xuất hiện dông là bao nhiêu thì không cụ thể.

Một phần của tài liệu xây dựng chỉ tiêu xác định mưa và dông cho trạm rađa thời tiết tam kỳ (Trang 28 - 29)