Đối với nông dân

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 26 - 28)

V. Tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách

1. Đối với nông dân

Ở những địa phương vùng bãi, từ trước đến nay nông dân không được hưởng lợi từ việc bơm nước tưới, tiêu của các công trình thuỷ lợi, hầu hết nông dân phải tự xoay sở nguồn nước để phục vụ sản xuất. Hầu hết diện tích đất canh tác của chúng nằm ở vùng bãi, từ nhiều năm qua nông dân vẫn tự phục vụ nước sản xuất, phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu. Do không có hệ thống thuỷ lợi, nông dân tự bơm tưới sản xuất nên khi miễn giảm thuỷ lợi phí, phần diện tích vùng bãi không được miễn giảm, nông dân có đất canh tác ở vùng bãi vẫn phải đối mặt với những khó khăn trong sản xuất. Xã Chí Tân (Khoái Châu) có gần 50% diện tích canh tác vùng bãi sông Hồng, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn: xã có gần 150 ha đất canh tác, trong đó diện tích đất bãi hơn 74 ha. Toàn bộ diện tích này, nông dân vẫn phải tự tìm các biện pháp cung cấp nguồn nước sản xuất, nhiều hộ phải dùng giếng khoan, xã cũng đã đề xuất một số biện pháp lấy nước qua đê bối cho nhân dân sản xuất, song không phù hợp với thực tế, đặc biệt là sự an toàn trong phòng chống lụt bão. Ở một số địa phương, nông dân tự phục vụ tưới tiêu, không có hợp đồng tưới tiêu nên không được miễn giảm thuỷ lợi phí. Khi thực hiện miễn giảm thuỷ lợi phí, nhiều ý kiến của người dân đề xuất với chính quyền các cấp có cơ chế phù hợp để họ giảm bớt thiệt thòi.

Do không phải đóng TLP nữa, hộ nông dân dùng nước rất ủng hộ chính sách miễn TLP của Nhà nước. Tuy nhiên, các hộ dân không được hưởng miễn TLP như quy định trong Nghị định 154/2007 (do không được tưới bởi

công trình có nguồn vốn ngân sách nhà nước) và cho đó là sự bất công trong chính sách. Ủng hộ vì được miễn TLP nhưng người nông dân vẫn băn khoăn một số vấn đề như sau:

(i) Miễn TLP nghĩa là không phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến thủy lợi?

(ii) Miễn TLP, các CTTL liệu có đảm bảo được nước tưới khi tất cả các khoản đầu tư chỉ trông chờ vào nguồn ngân sách?;

(iii) Khi miễn TLP, cán bộ thủy nông chỉ hưởng đồng lương ngân sách sẽ làm hết trách nhiệm của mình?;

(iv) Sau khi miễn TLP (miễn 100% đến tận chân ruộng), khi cần tưới tiêu thì không biết kêu ai khi mà công ty ở quá xa còn HTX thì không còn phục vụ thủy nông nội đồng như trước?;

(v) Không công bằng đối với những hộ ở những nơi tưới tiêu khó khăn, không có CTTL hoặc những CTTL không được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước;

(vi) Ai là người giám sát, đánh giá chất lượng dịch vụ khi mà quan hệ giữa người bán và người mua không còn (người dùng không phải trả tiền)? Các thắc mắc này thể hiện sự chưa hiểu thấu đáo chinh sách miễn TLP của Chính phủ cũng như lo lắng của họ về chất lượng dịch vụ tưới tiêu khi miễn TLP.

Chính sách miễn TLP nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân, các co quan quản lý và doanh nghiệp, nhưng cũng gây phát sinh một số vấn đề tại địa phương khi triển khai thực hiện.

2.Đối với hợp tác xã và đơn vị thủy nông

Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí tạo thuận lợi cho nông dân giảm bớt gánh nặng chi phí, có điều kiện đầu từ cho sản xuất, các đơn vị thuỷ nông không

vất vả đi thu thuỷ lợi phí, nợ đọng thuỷ lợi phí được giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên, các đơn vị thuỷ nông, đặc biệt là các HTX dịch vụ nông nghiệp phục vụ bơm tưới, tiêu cũng gặp một số khó khăn nảy sinh như:

•Kinh phí hỗ trợ chậm được chi trả, HTX xã phải vay lãi để trả một số khoản chi phí; giảm mức đầu tư cho việc tu sửa máy, nạo vét kênh mương... Việc chậm được cấp tiền hỗ trợ là một khó khăn không nhỏ, vào mùa vụ, hằng tháng HTX phải thanh toán tiền điện trong khi đó tiền hỗ trợ phải đến cuối mùa vụ mới được chi trả. Do vậy, trong thời gian chờ tiền hỗ trợ, HTX phải vay lãi để chi trả tiền điện. Mức cấp bù cho miễn TLP năm 2008 toàn tỉnh là 67,7 tỷ, nhưng đến tháng 8/2008 chỉ mới nhận được 48 tỷ

Việc chậm được thanh toán cùng với chưa nhận đủ số tiền hỗ trợ đã đẩy các HTX vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu vốn hoạt động. Một số HTX do chậm có tiền chi "trả lương" cho nhân viên, nông giang nên họ có tư tưởng chán nản, phục vụ không “đến nơi đến chốn”.

•Chất lượng phục vụ tưới ngày càng giảm sút do không có kinh phí bảo dưỡng, đàu tư thiết bị máy móc.

Những nỗi lo của HTX cũng là niềm băn khoăn của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh. Trước đây, các xí nghiệp thuỷ nông và các HTX dịch vụ nông nghiệp luôn “tranh chấp” từng ha ruộng tưới tiêu, các HTX chỉ muốn ký hợp đồng với diện tích tưới tiêu càng ít càng tốt, nay lại đòi ký hợp đồng với diện tích tưới tiêu cao hơn làm cho công ty rất khó xử, đối với việc tưới tiêu diện tích vùng chồng lấn, xí nghiệp thuỷ nông luôn chịu thua thiệt. Hơn nữa với mức thu thuỷ lợi phí hiện nay thì công ty KTCTTL bị lỗ lớn, công ty không đủ kinh phí đầu tư vào việc duy tu bảo dưỡng thiết bị máy móc, hệ thống thuỷ lợi; đây là vấn đề hết sức nan giải, chỉ có thể trong chờ vào nguồn ngân sách.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w