Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 28 - 31)

V. Tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách

3.Đối với các cơ quan quản lý cấp tỉnh

Trước khi thực hiện chính sách miễn TLP, tình trạng thu TLP ở nhiều địa phương thường đạt tỷ lệ rất thấp, ở Hưng Yên tỷ lệ thu chỉ đạt 70-80%.

Bất cập trong mức thuỷ lợi phí tạo nguồn và đối với diện tích phải thực hiện bơm 2 cấp hay 3 cấp. Không tách được chi phí của diện tích được tưới riêng, tiêu riêng.

Trong thực tế, việc tạo nguồn tưới rất đa dạng, có công trình tạo nguồn đến đầu mối công trình do tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi khác quản lý, có công trình tạo nguồn đến đến kênh cấp 2, 3 của tổ chức hợp tác dùng nước, hoặc có công trình chỉ tạo nguồn đến bể hút trạm bơm tưới của tổ chức hợp tác dùng nước, do vậy, dễ nảy sinh tranh chấp. Các quy định hiện hành chưa đề cập đến khu vực phải bơm tưới nhiều bậc, chỉ một diện tích nhưng phải tưới nhiều bậc cũng chỉ được hưởng mức thuỷ lợi phí như các vùng bơm một cấp, từ đó dẫn tới mức miễn không đủ bù đắp cho các chi phí bơm tưới tiêu đối với các vùng diện tích được tưới từ 2 bậc trở lên.

Không công bằng giữa các đối tượng hưởng lợi trong tỉnh

Việc miễn và cấp bù TLP chỉ cho các diện tích được tưới bởi công trình được xây dựng bằng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước và do các đơn vị nhà nước và tập thể quản lý. Các công trình do địa phương, HTX, tư nhân, hộ nông dân tự đầu tư xây dựng và khai thác không được miễn TLP. Do đó, trên cùng địa bàn có hộ nông dân được miễn TLP, có hộ không được miễn TLP. Vì vậy khu thực thi chính sách, cơ quan quản lý cũng gặp khó khăn do ý kiến phản đối từ những hộ nông dân không được miễn thủy lợi phí.

Văn bản hướng dẫn không kịp thời hoặc có nhưng thiếu cụ thể

• Nghị định 154 của Chính phủ ban hành ngày 15/10/2007 và chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2008 nhưng đến ngày 28/3/2008 Bộ Tài chính mới có thông tư hướng dẫn số 26/2008/TT-BTC. Điều này đã làm cơ

quan quản lý trong tỉnh khó áp dụng chính sách miễn TLP. Nghị định 154/2007 của Chính phủ và Thông tư 26 của Bộ Tài chính hướng dẫn “chỉ miễn TLP tại các công trình do Nhà nước đầu tư xây dựng, không miễn TLP đối với những công trình được xây dựng từ nguồn vốn khác”. Tuy nhiên, các quy định này cũng chưa thật cụ thể, chưa quy định rõ công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước trong giai đoạn nào? Nhà nước đầu tư ban đầu rồi giao cho địa phương hay Nhà nước chỉ cấp vốn cho duy tu, sửa chữa; hay Nhà nước và nhân dân cùng làm thì mức độ đóng góp ra sao, tỷ lệ miễn giảm thế nào?

• Không giống như các công ty quản lý và KTCTTL được hướng dẫn chi tiết và quy định cụ thể các hạng mục chi tiêu để làm cơ sở cho việc kiểm soát, thanh quyết toàn thì đối với các HTX lại không có một văn bản hướng dẫn nào. Vì vậy, sau khi ngân sách cấp bù miễn TLP được chuyển về HTX thì việc chi tiêu này hoàn toàn bị thả nổi nên ngay cả các HTX cũng gặp nhiều lúng túng.

Thiếu sự tuyên truyền và phổ biến sâu rộng về chính sách miễn TLP

Những hệ thống công trình không thu TLP theo mức quy định của Nghị định 143/2003/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng được miễn TLP và Nhà nước không miễn hoàn toàn TLP. Tuy nhiên, do không được tuyên truyền, phổ biến kỹ lưỡng nên hầu hết người dân lại hiểu rằng Chính phủ đã quyết định miễn hoàn toàn TLP cho nông dân, từ nay trở đi nông dân không phải trả bất kỳ một khoản chi phí nào thuộc về tưới tiêu nước. Điều này đã gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức HTDN.

Thủ tục miễn TLP rườm rà, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị quản

Một trong những lý do chính khiến các cơ quan quản lý Nhà nước về thuỷ nông cấp huyện không ủng hộ việc miễn TLP là thủ tục miễn TLP rất

rườm rà, phức tạp. Mặt khác, do thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể nên sự phối hợp giữa các đơn vị quản lý cấp huyện còn thiếu sự nhịp nhàng, gây khó khăn trong quá trình cấp bù miễn TLP. Cụ thể Phòng Tài chính - kế hoạch cấp bù kinh phí qua tài khoản tại kho bạc của UBND xã; Phòng NN&PTNT quản lý lịch thời vụ, thẩm định diện tích tưới tiêu của từng HTX. Như vậy các HTX sẽ phải mất nhiều thủ tục, thời gian mới được UBND xã xét duyệt và chuyển tiền lại cho HTX. Nhiều HTX không nhận được tiền cấp bù nhưng vẫn phải hoạt động do áp lực từ phía UBND xã nên đã gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, cũng có thông tin không chính thức: “Khi huyện cấp bù tiền miễn TLP qua tài khoản UBND xã đã được UBND xã sử dụng vào các hoạt động khác, không phải cho công tác thuỷ lợi”.

VI. Đề xuất hoàn thiện chính sách1. Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 28 - 31)