Xuất hoàn thiện chính sách 1 Đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Nội dung bao gồm:

• Nâng cấp, kiên cố hoá hoàn chỉnh hệ thống kênh tưới, kênh tiêu

• Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng (kết hợp kênh tưới, kênh tiêu) kết nối hạtầng nông thôn, phục vụviệc vận chuyển hàng hoá, nông sản, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân phát triển sản xuất .

• Đầu tưhệthống tưới tiết kiệm (tưới phun, nhỏgiọt...) trên từng diện tích gieo trồng.

2. Tăng cường thể chế quản lý

•Củng cố, tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả, xây dựng các mô hình cụm, trạm quản lý thuỷ nông tiên tiến gắn với các tổ hợp tác dùng nước , tổ dịch vụ nông nghiệp tại các địa phương.

• Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý công trình , phát huy tốt vai trò người nông dân tham gia quản lý kênh (PIM) trong việc duy tu sửa chữa, nạo vét kênh mương, bảo vệ công trình và sử dụng nước tiết kiệm.

• Quản lý chặt chẽ nguồn nước hiện có, đắp kín các bờ vùng, bờ thửa, tu sửa kênh mương chống rò rỉ, thất thoát nước; giữ ổn định nước trên mặt ruộng không để chảy xuống kênh tiêu. Áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước như như Nông-Lộ-Phơi, tưới phun mưa, nhỏ giọt, tưới rãnh, tưới dải...

• Xây dựng kế hoạch điều hành hệ thống thủy lợi phù hợp với bố trí sản xuất; điều hòa phân phối nước tiết kiệm, lập lịch tưới luân phiên cấp nước theo tinh thần lấy nhanh, kết thúc nhanh nhằm rút ngắn thời gian và lượng nước tưới.

• Xây dựng kế hoạch cấp nước mùa kiệt của các hồ chứa vừa và lớn trên tinh thần chỉ cấp đủ lượng nước sử dụng, để dành nước cấp ưu tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi, đồng thời tăng cường các giải pháp tưới ẩm, không mở nước tràn lan để tiết kiệm nước hồ.

• Theo dõi sát độ mặn tại các cửa cống để vận hành tối đa năng lực công trình khi độ mặn cho phép lấy nước. Tăng cường lấy nước tự chảy, giảm việc bơm tưới, tiết kiệm điện .

• Tăng cường các biện pháp tuyền truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước đối với các cấp chính quyền cơ sở và người dân, để việc triển khai chính sách được thuận lợi. Giáo dục, vận động người dân tăng cường ý sử dụng điện, nước tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí nước (đắp bờ vùng, bờ thửa, lấy nước theo lịch cấp nước…).

Để nâng cao hiệu quả tưới tiêu, năng suất lao động và trách nhiệm của đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, xoá bỏ tư duy bao cấp của Nhà nước cần đẩy mạnh phương án khoán.

a) Đối với nguồn kinh phí cấp bù khi thực hiện miễn thuỷlợi phí : Được xác định trên cơ sở diện tích phục vụ tưới, tiêu thực tế được nghiệm thu và đơn giá theo quy định của Nghị định số143/2003/NĐ-CP.

b) Đối với bộ máy tổ chức của doanh nghiệp : Áp dụng phương án khoán đến từng cụm, trạm, nhân viên thủy nông dựa trên diện tích quản lý (được nghiệm thu) ; Do đó Doanh nghiệp thủy nông chủ động bố trí nhân sự, bảo đảm hiệu quả phục vụ tưới tiêu gắn với trách nhiệm của từng cán bộthủy nông, nâng cao được thu nhập.

C.Kết luận

Việc miễn, giảm thuỷ lợi phí tạo thuận lợi cho nông dân giảm bớt gánh nặng chi phí, có điều kiện đầu từ cho sản xuất, các đơn vị thuỷ nông không vất vả đi thu thuỷ lợi phí, nợ đọng thuỷ lợi phí được giải quyết ổn thoả. Chính vì vậy chính sách này được sự ủng hộ của nhân dân trong tỉnh.

Tuy nhiên các bất cập của chính sách miễn TLP gắn liền với công tác tổ chức dịch vụ thủy nông cơ sở và các bất cập này không có tính chất phổ biến. Hơn nữa, nghiên cứu của nhóm dựa theo các số liệu trong bối cảnh đang thực hiện nghị định 154/2007/NĐ-CP và đến nay là chính , một số hạn chế của chính sách TLP này được điều chỉnh bằng Nghị định số 115/2008/NĐ-CP. Ngoài ra còn có một cái nhìn tổng quát của việc thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh Hưng Yên từ khi bắt đầu thực hiện vào năm 2003. Vì vậy, vấn đề đặt ra là miễn, giảm TLP như thế nào để vừa giảm được bao cấp của Nhà nước, vừa giảm được mức đóng góp của người dân đồng thời đảm bảo quản lý, khai thác tốt CTTL hiện có, góp phần tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức

cạnh tranh của nông sản nước ta, tạo thêm việc làm do tăng vụ, tăng thu nhập cho người dân mà đảm bảo phát triển bền vững các hệ thống thủy nông cũng như phát triển bền vững tài nguyên nước.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí tại tỉnh hưng yên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w