- Nhiều điểm tương đồng với cảm hứng sáng tác Truyện Kiều.
NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó.
- Có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách nghệ thuật.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ:(15phút) ? Khi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
Đáp án:
- Về ngữ âm và chữ viết:
+ Cần phát âm theo âm thanh chuẩn của tiếng Việt;
+ Cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.
- Về từ ngữ: Cần dùng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.
- Về ngữ pháp:
+ Cần cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt; + Diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa;
+ Sử dụng dấu câu thích hợp;
+ Các câu trong đoạn văn, văn bản cần có sự liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất. - Về phong cách ngôn ngữ: nói và viết cần phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Tiết 1:
*HĐ1: GV hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật
-HS: đọc sgk và cho biết thể nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
- Có bao nhiêu loại ngôn ngữ nghệ thuật chính?
-Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật là gì?
*HĐ2: Tìm hiểu chung về các đặc trưng của ngô ngữ nghệ thuật
-GV đưa ví dụ ra -Y/c HS trả lời câu hỏi:
+Bài ca dao này gợi cho ta hình ảnh về loài hoa gì?
+Xuất phát từ hiện thực c/’ hay bằng tría tưởng tượng của người sáng tác? +Hoa sen tượng trưng cho điều gì khi nói về con người?
-Tóm lại thế nào là tính hìng tượng?
-Tính hình tượng thông qua việc sử dụng ngô ngữ ngôn từ như thế nào?