1. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh:
Văn bản
Giống nhau - Là hình thức rút gọn văn bản - Là hình thức rút gọn văn bản
Khác nhau:
+ Mục đích: Hiểu được tác phẩm + Cách thức: Dựa vào sự việc chinhs và nhân vật chính.
+ Quy trình: Bốn bước có nội dung cụ thể không giống với các nội dung của tóm tắt văn bản thuyết minh.
+Nhận thức được đối tượng
+Dựa vào định nghĩa, dữ liệu, thông số, số liệu, nhận định.
+Bốn bước có nội dung cụ thể khác với tốm tắt văn bản tự sự.
- Học sinh đọc phần Ghi nhớ trong SGK/ tr70.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1/tr71
a. Xác định đối tượng thuyết minh của văn bản:
- Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba-sô là tiểu sử, sự nghiệp nhà thơ Ma- su-ô Ba-sô và những đặc điểm thể thơ hai-cư.
b.Bố cục của văn bản:
- Đoạn 1: từ đầu đến M.Si-ki (1867-1902): Tóm tắt tiểu sử và giới thiệu những tác phẩm của Ma-su-ô Ba- sô.
- Đoạn 2: phần còn lại: Thuyết minh về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ hai-cư. c.Viết đoạn văn tóm tắt:
*Tham khảo:
Ma-su-ô Ba-sô là nhà thơ hàng đầu của Nhật Bản. ông sinh ra ở U-e-nô, xứ I-ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp. Khoảng năm 28 tuổi, ông chuyển đến Ê-đô, sinh sống và làm thơ hai-cư với bút hiệu là Ba-sô. So với các thể loại thơ khác trên thế giới, thơ hai-cư có số từ vào loại ít nhất, chỉ có 17 âm tiết, được ngắt ra làm ba đoạn theo thứ tự thường là từ 5 đến 7 âm. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần văn hoá phương Đông nói chung. Như một bức tranh thuỷ mặc, hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc. Cùng với nghệ thuật vườn cảnh, hoa đạo, trà đạo, hội hoạ, tiểu thuyết,… thơ hai-cư là một đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hoá nhân loại.
5- Dặn dò
- Cần nắm vững mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản thuyết minh. - Ôn tập kiến thức về việc tóm tắt văn bản tự sự để có thể lập bảng so sánh. - Tìm hiểu kĩ cách tóm tắt văn bản thuyết minh.
- Thực hành thông qua bài tập 2/tr72 (BTVN) và học phần Ghi nhớ.
Tiết: 79 .
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
- Tích hợp với các kiến thức về văn, tiếng Việt và vốn sống thực tế, rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
B- Tiến trình dạy học:
1- Ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: ? Người chinh phụ rơi vào tình cảnh như thế nào khi chồng đi chinh chiến.
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc SGK. Giáo viên chốt ý.
I.Tác dụng của việc lập dàn ý
1. Tác dụng
- Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản.
? Em cho biết mô hình khi tiến hành làm một bài văn như thế nào. ? Tính chất những phần của bài văn.
* Xét ví dụ SGK:
Học sinh đọc SGK và thảo luận. ? Luận đề là gì.
? Tìm ý cho bài văn là như thế nào. - Học sinh xác định luận điểm và luận
cứ.
? Lập dàn ý gồm mấy bước? Các bước đó như thế nào?
điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận. - Tránh tình trạng xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót, hoặc triển khai không cân xứng. Phân bố thời gian hợp lí khi làm bài.
2. Mô hình (1)Đề bài - (2) Dàn ý - (3) Bài viết.(1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc. (1) Đề bài: cho trước, mang tính bắt buộc.
(2) Dàn ý: tự xây dựng, mang tính sáng tạo, tuỳ thuộc vào trình độ, sở thích, kĩ năng,… của mỗi cá nhân.
(3) Bài viết: sản phẩm ngôn ngữ cụ thể, hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ cách hiểu đề, cách lập dàn ý, khả năng vận dụng tri thức và kĩ năng,.. của người viết.