Cỏ tranh

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 64 - 65)

Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) P. Beauv Họ thực vật: Poaceae

Cỏ tranh là 1 trong 10 loài cỏ dại nguy hiểm nhất thế giới, chúng phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới ẩm đến ôn đới ấm.

Cỏ đa niên, cao 0,9 - 1,55 m, sinh sản vô tính là chủ yếu. Thân khí sinh dài 0,5-1,2 m, nhẵn, mấu có nhiều lông mềm màu trắng, dài khoảng 3-4 mm, tiết diện bầu dục. Thân ngầm phân bố trong đất thành từng tầng, có thể phân bố ở lớp đất sâu 20 – 30 cm. Rễ thân ngầm có thể ăn sâu 1 – 1,5 m. Thân ngầm (đặc biệt là chồi) có thể xuyên qua rễ hoặc cây khác. Thân ngầm màu trắng, tiết diện tròn, đường kính 2-3 mm, nhiều lóng, mấu có vảy và nhiều rễ phụ. Thân rễ mọc khỏe và dài.

Từ một mắt ngủ ở đốt thân, mọc thành chồi non, xuyên qua đất, tạo thành chồi nhiều lá. Có 3 loại chồi, trong đó chồi dọc mọc khỏe hơn cả.

+ Chồi dọc: mọc thẳng đứng, song song với cây mẹ, khi đâm khỏi đất có màu xanh. Từ chồi dọc mọc thành nhiều chồi tạo thành một cụm 5 – 6 chồi.

+ Chồi ngang: mọc thẳng góc với cây mẹ và song song với mặt đất. Sau khi kéo dài 30 – 50 cm, đầu chồi ngang xuyên lên khỏi mặt đất và đẻ ra nhiều chồi khác tạo thành cụm.

+ Chồi mọc từ thân ngầm

lại; lá già màu xanh đậm. Gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Bẹ lá cứng, hình ống xẻ dọc, ôm thân, phần dưới màu trắng, phần giữa có sọc hồng tím, phần trên màu xanh, dài 18 - 32 cm; mép bẹ có rìa mảnh; lưỡi nhỏ là lằn lông trắng, dài 1-3 mm.

Hoa tạo thành chùy màu trắng bạc dài 20-25 cm trên trục hình trụ ở ngọn thân dài 24-35 cm. Gié-hoa đứng áp sát trục phát hoa non ở gốc già ở ngọn, có 2-4 hoa; không có dĩnh. Hoa trần lưỡng tính, dài 3-5 cm; cuống hoa màu xanh nhạt, hình trụ dài 2–6 mm, nhiều lông trắng bạc dài 9-13 mm ở đỉnh.

Hạt nhỏ, có nhiều bông nhẹ và dài.

Ưa đất tơi xốp. Độ xốp càng cao, càng sâu thì thân ngầm phát triển càng nhiều. Cỏ tranh có thể phát triển ở tất cả các loại đất. Nếu bị vùi quá sâu và quá chặt thì cỏ tranh bị chết. Cỏ tranh ưa ẩm nhưng cũng có khả năng chịu khô hạn trong một thời gian dài.

Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cỏ tranh là 25 – 35oC. Cỏ tranh ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC.

Cỏ ưa sáng, nếu bị che sáng thì khả năng đẻ nhánh kém, dễ chết.

Cỏ tranh có thể được kiểm sóat bằng cách trồng cây che phủ đất, cày vùi sâu. Đồng bào Mèo đốt nương diệt các bộ phận trên mặt đất, sang xuân mầm mọc thì dùng cuốc xỉa nát mầm, cứ như vậy nhiều lần thì cỏ tranh gần như bị diệt hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 64 - 65)