Cỏ gấu (cỏ gấu, Hương phụ, Tam lăng)

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 65 - 66)

Tên khoa học: Cyperus rotondus

Họ thực vật : Cyperaceae

Là một trong những loại cỏ nguy hiểm nhất thế giới. Phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây mọc dại trong vườn, trên mương, bãi cỏ, bãi cát, có thể sống cả trên đất nước lợ và nước mặn.

Cỏ cú thuộc loại cây đa niên. Thân có 2 phần.

+ Phần trên mặt đất là thân giả, lúc đầu chỉ có các lá, nhung khi cây ra hoa, thân hình 3 cạnh xuất hiện, đưa hoa lên trên. Cây thường cao 10 -15 cm, có thể cao 10-60 cm, hình tam giác (do đó có tên là Tam lăng).

+ Phần dưới mặt đất là thân rễ nhỏ và dài nằm dưới đất, hình chỉ, thân có từng đoạn phình thành củ cứng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trên thân củ có nhiều mắt chứa điểm sinh trưởng, từ đó mọc ra thân ngầm, thân ngầm vươn dài một đoạn và sinh ra một củ mới. Một củ có 10 – 13 mắt tạo ra củ mới. Nhiệt độ tối thiểu để hình thành củ cỏ gấu là 20oC. Tốc độ sinh sản vô tính rất nhanh, từ 1 củ qua một năm có thể tạo thành 121 củ (Chinh & Tuyền 1978).

Lá dài bằng thân có thể đến 20 cm, mọc ở gốc, màu xanh xậm, ở giữa lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây

Hoa màu xám nâu mọc thành cụm đơn hay kép tạo thành tán ở ngọn thân. Cây trổ hoa, ra quả từ mùa hè sang mùa đông.

Quả thuộc loại bế quả có 3 cạnh, mảu vàng khi chín đổi sang đen nhạt.

Cỏ gấu là loài rất khó diệt trừ - chỉ cần để sót lại một mẩu thân rễ nhỏ, là chẳng bao lâu đã mọc thành cây mới. Tiêu diệt mầm chồi của cỏ gấu có ý nghĩa lớn trong việc trừ cỏ. Tốt nhất là trồng cây có thời gian che phủ dài hoặc luân canh với cây lúa nước để trừ cỏ gấu.

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 65 - 66)