Cỏ dại có tính biến động lớn

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 26 - 28)

Tính biến động của cỏ dại là phản ứng của cỏ dại với môi trường xung quanh để có thể sinh trưởng, phát triển và tồn tại.

3

3..11..77..11.. Sự thay đổi thời gian sinh trưởng, thời kì phát dục

Các loài cỏ hàng niên thường có thời gian sinh trưởng từ vài tháng trở nên thì sẽ ra hoa kết hạt nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuân lợi thì thời gian sinh trưởng của chúng có thể rút ngắn chỉ còn 20-30 ngày.

Trong điều kiện đủ ánh sáng, đủ ẩm và dinh dưỡng, trong khi các loài cỏ dại hàng niên sinh trưởng mạnh, kết hạt nhiều; các loài cỏ đa niên sinh trưởng thân lá mạnh và giảm việc kết hạt.

Trong điều kiện môi trường quá khô và nóng, cỏ dại có thể ra hoa, kết hạt nhiều lần trong một năm như cỏ lồng vực cạn, cỏ Ranphanus raphaniotrum.

3

3..11..77..22.. Sự thay đổi về sinh trưởng và hình thái

Trên ruộng lúa mì gieo dày, cỏ sâu róm Setaria glama chỉ có một thân nhỏ và một bông nhưng càng gieo lúa mì thưa, cỏ sinh trưởng càng mạnh, thân có thể cao tới 7 cm và cho 200 bông/cây và kết 10.000 hạt.

Trong trường hợp sự cạnh tranh ít (mật độ thưa), các nhánh cỏ nằm xòe ngang xung quang gốc thành hình tròn có đường kính lên tới 1 m, bình thường các nhánh chụm lại mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng như cỏ mần trầu (Eleusine indica) và cỏ lồng vực cạn Echinochloa cruss-galli. Sự thay đổi này làm cho cỏ dại sinh trưởng mạnh hơn và cho nhiều bông và hạt hơn.

3

3..11..77..33.. Sự biến đổi về sinh lí

Biểu thị biến đổi sinh lí ở cỏ dại mà người ta thấy được là sự thay đổi yêu cầu về nước. Cỏ lồng vực nước có thể sinh trưởng trên đất ẩm và ngập nước, cỏ gà nước phát triển trên đất ngập nước và đất khô. Ở đất ngập nước cao, thân lá của chúng mọc lên theo mực nước chứ không bị ức chế do ngập sâu và thiếu ôxi. Ở đất cạn, chúng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi, sinh lí và hình thái của cỏ dại cũng thay đổi. Trong điều kiện khô hạn, phần lớn cỏ dại biến đổi hình thái nhằm hạn chế quá trình bốc thoát hơi nước như: có bộ rề ăn sâu hơn, trên thân lá xuất hiện lớp sáp dày và chặt hơn, trên lá xuất hiện những lông cứng, lá hẹp đi.

Hiểu được tính biến động của cỏ dại rất có ích trong công tác phòng trừ. Thông qua kĩ thuật canh tác, chúng ta có thể tạo điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho cỏ dại để duy trì chúng ở mức sinh trởng tối thấp, không đủ gây hại cho cây trồng.

3.1.8. Khả năng chống chịu cao

Cỏ dại có khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận tốt hơn cây trồng. Đây là kết quả của quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên lâu đời.

3

3..11..88..11.. Khả năng chịu lạnh

Một số loài cỏ dại có khả năng sống và duy trì nòi giống ngay cả khi nhiệt độ xuống đến mức -40oC hoặc thấp hơn. Quan sát các loài này, người tá thấy chúng có một số đặc điểm sau:

• Ra hoa, kết hạt trước mùa rét khắc nghiệt. Khi gặp rét, cỏ dại đã ở dạng hạt, có vỏ dày bảo vệ phôi mầm khỏi bị rét

• Sống tiềm sinh khi điều kiện nhiệt độ xuống thấp

3

3..11..88..22.. Khả năng chịu nóng

Cỏ dại có một số đặc điểm sau giúp chúng chống chịu trong điều kiện thời tiết nóng nực:

• Hệ số thoát hơi nước lớn, thân lá chứa nhiều nước giúp giảm thân nhiệt khi nhiệt độ tăng cao

• Thân lá cỏ nằm ở lớp đất sâu giúp chúng không bị hại vì nóng (cỏ tranh Imperata cylindrica có thân ngầm nằm ở lớp đất sâu nên việc đốt lửa không làm cho các bộ phận này bị chết).

• Ở điều kiện nhiệt độ trên 70oC trong 2-3 ngày, hạt của một số loài cỏ không bị mất sức nảy mầm, trái lại, qua giai đoạn này nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng lại nảy mầm nhanh hơn.

3

3..11..88..33.. Khả năng chịu hạn

Cỏ dại có khả năng chịu hạn tốt do chúng có một số đặc điểm sau: • Bộ rễ phát triển mạnh, sâu và rộng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Lá có cấu tạo làm giảm sự thoát hơi nước: diện tích lá hẹp, lá có lông, lớp biểu bì dày, có sáp ở mặt lá

• Hàm lượng nước trong thân lá nhỏ, cây không cần nhiều nước lúc hạn tuy nhiên, các quá trình trao đổi chất vẫn không bị suy giảm.

• Có khả năng tạo hạt trong điều kiện bất lợi của môi trường. Ví dụ: trong điều kiện thuận lợi cỏ rau muối Chenopodium album có thể mọc cao từ 30 – 30 cm trước khi ra hoa kết hạt nhưng trong điều kiện hạn nặng, cây chỉ mọc cao khoảng 3 cm và tạo một ít hạt trước khi chết.

3

3..11..88..44.. Khả năng chịu ngập

Khi hàm lượng nước trong đất tăng lên nhiều, vượt quá mức yêu cầu bình thường của cỏ, chúng thay đổi hình thái, sinh lí để có thể tiếp tục duy trì sự sống. Ví dụ như cỏ lồng vực nước và cỏ gà nước sinh trưởng trên đất ẩm nhưng trong môi trường đất ngập nước cao, thân lá của chúng mọc lên theo mực nước chứ không bị ức chế do ngập sâu và thiếu ôxi. Hạt và mầm ngủ cỏ dại cũng có thể giữ sức nảy mầm khi bị ngâm nước trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu Bài giảng cỏ dại và biện pháp kiểm soát (ĐH Tây Nguyên). (Trang 26 - 28)