Các giải pháp đối với tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 của toàn nền kinh tế và từng ngành kinh tế (Trang 37 - 38)

III- Các giải pháp thực hiện kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 cho các năm còn lại của kỳ kế hoạch.

1- Các giải pháp đối với tăng trưởng kinh tế.

Tiếp tục giữ vững sự ổn định về chính trị, tạo môi trương thuận lợi để nền kinh tế có thể phát triển một cách bền vững.

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Để duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong thời gian qua chúng ta cần có những chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, hạn chế những tác động tiêu cực của những bất ổn nền kinh tế thế giới đến Việt Nam. Do đó, chúng ta cần tăng cường quản lý thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước cần bảo đảm cung ứng đầy đu nguồn hàng, không được lợi dụng tình hình lạm phát để tăng giá.

Chính phủ phải có các giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của sự bất ổn và suy thoái nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Có các chính sách tăng thu cho nhà nước nhưng bên cạnh đó cũng cần điều hành chính sách tài khóa theo hướng thắt chặt chi tiêu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, hạn chế bội chi ngân sách. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng rà soát các chính sách, quy định về thuế theo cơ sở các lộ trình đã cam kết.

Tăng cường các hoạt động xuất nhập khẩu, hạn chế nhập siêu trong thời gian tới. Rà soát các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu và đề xuất các mặt hàng cần

hạn chế nhập khẩu trong thời gian tới. Phải có các biện pháp nghiêm nghặt để chống nhập lậu, gian lận thương mại.

Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng được coi là lợi thế cạnh tranh của chúng ta, tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến, có giá trị gia tăng cao.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo lập cơ sở hạ tầng cho đất nước như các ngành về công nghệ thông tin, điện tử viễn thông.

Tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường mối quan hệ và hợp tác lâu dài về kinh tế và chính trị của Việt Nam đối với các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 của toàn nền kinh tế và từng ngành kinh tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w