Ngành công nghiệp và xây dựng.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 của toàn nền kinh tế và từng ngành kinh tế (Trang 29 - 31)

II- Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của từng ngành kinh tế.

2- Ngành công nghiệp và xây dựng.

Trong 3 khu vực thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Nhưng từ cuối năm 2007 đến nay chịu ảnh hưởng lớn của việc tăng giá đầu vào như giá nguyên liệu, giá sắt thép tăng cao, lạm phát...làm cho tăng trưởng chậm lại và giảm hiệu quả đầu tư. Giá sản xuất công nghiệp năm 2008 tăng 16.50 – 17.5 % , nhưng giá trị gia tăng của khu vực này chỉ tăng khoảng 6.9 – 7.4 %.

Bảng 12:Tốc độ giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2006 – 2008 ) Đơn vị tính : % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 KH 2008 Ước TH 2008 Tốc độ tăng

giá trị sản xuất 17.0 17.1 17.1 16-16.7

( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 2008 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2009.)

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 17.1% đạt mục tiêu kế hoạch 2007 đạt ra ( 17-17.2%). Năm 2007 được đánh giá là năm có tốc độ tăng trưởng “ ngoạn mục“ và tăng trưởng cao được xét đến trong cả ba khu vực : khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 10.6% so với cùng kỳ ( kế hoạch đặt ra 10.5-10.7 ). Sang đến năm 2008 do ảnh hưởng của những yếu tố bất lợi của nền kinh tế, nên giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến chỉ có thể tăng 16-16.7% trong đó công nghiệp khai thác chỉ xấp xỉ năm 2007.

Tuy nhiên, nhìn chung về trình độ và công nghệ, năng suất trong công nghiệp còn thấp, chi phí trung gian cao, chưa khai thác và phát huy hết những lợi thế so sánh, hiệu quả đầu tư chưa cao. Đó là những hạn chế cần phải khắc phục để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Đối với ngành xây dựng do khó khăn về giá vật tư tăng cao làm cho tổng đầu tư xây dựng tăng cao gây khó khăn cho các nhà đầu tư, bên cạnh đó còn có những diễn biến khó lường của thị trường bất động sản, đặc biệt là tình trạng đóng băng và suy thoái của thị trường này trong thòi gian gần đây chưa có dấu hiệu cải thiện. Từ đó cho thấy cần phải có những chính sách và công cụ mạnh mẽ để khôi phục thị trường này.

Một phần của tài liệu Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 của toàn nền kinh tế và từng ngành kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w