II- Thực trạng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế của từng ngành kinh tế.
3- Ngành dịch vụ.
Ngành dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, trong đó phải kể đến các lĩnh vực sau:
Thương mại quốc tế phát triển sôi động và phát triển khá nhanh nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006. Năm 2007 tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 22- 23%c so với năm 2006, vượt kế hoạch 2007 đặt ra. Năm 2008 do những diễn biến bất thường của thị trường, nhưng hoạt động thương mại nội địa vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội dự kiến tăng 32% so với năm 2007.
Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến trong việc xúc tiến, quảng bá và nâng cao chất lượng dịch vụ , thu hút khách du lịch, nhiều trung tâm du lịch được nâng cấp cải tạo. Năm 2007 khách du lịch quốc tế tăng 22.8%, khách nội địa tăng 8.8% so với năm 2006. Năm 2008, dự kiến khách quốc tế tăng 8.8%, khách nội địa tăng 13.5% so với năm 2007.
Dịch vụ vận tải đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã nhân dân. Doanh thu toàn ngành giao thông vận tải tăng 8% so với năm 2007. Dự kiến khối lượng hàng hóa vận chuyển năm 2008 tăng 10.2% về tấn và tăng 29% về tấn.km so với năm 2007.
Dịch vụ bưu chính viễn thông tăng trưởng nhanh qua các năm. Năm 2007 dự báo phát triển mới khoảng 12.5 triệu máy điện thoại,nâng tổng số thuê bao điện thoại trên toàn mạng lên gần 47.9 triệu máy, đạt gần 56.1 máy trên 100 dân. Năm 2008 dự kiến phát triển mới khoảng 23 triệu thuê bao điện thoại, vượt kế hoạch đặt ra, đạt mật độ 81 máy / 100 dân, vượt kế hoạch đặt ra.
Dịch vụ tài chính ngân hàng tiếp tục phát triển mạnh nhưng trước sự suy thoái của tình hình tài chính thế giới cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến loại hình dịch vụ này.
Tuy ngành dịch vụ tăng mạnh trong những năm qua nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề như chất lượng các sản phẩm dịch vụ còn nhiều hạn chế, nhất là trong thời gian gần đây, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán..đòi hỏi phải có biện pháp tăng cường quản lý, bảo đảm sự phát triển của khu vực
dịch vụ và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh và bền vững.