- Biết phát huy tập thể đội ngũ giáo viên, nhân viên để hoàn thành công việc
4.1.2.11. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung cấp chuyên nghiệp tạ
trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội
Bảng 4.13. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của các trường trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội
TT Ý kiến Tốt Khá
tốt
Trung
bình Kém ĐTB TB
1 Trình độ chuyên môn 12.5 15.0 25.0 47.5 1.93 7
2 Mức độ hoàn thành công việc 20.0 24.0 13.5 42.5 2.22 2
3 Phẩm chất chính trị 18.0 9.0 23.0 50.0 1.95 6
4 Kỹ năng quản lý 10.0 25.0 21.0 44.0 2.01 5
5 Trình độ nắm vững chuyên
môn, nghiên cứu khoa học 19.0 15.0 21.0 45.0 2.08 4 6 Đạo đức 25.0 15.0 18.5 41.0 2.23 1
Biểu đồ 4.4. Đánh giá chung đội ngũ cán bộ quản lý của các trường trung cấp chuyên nghiệp tại Hà Nội
Nhận xét:
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đội ngũ CBQL các trường TCCN trên địa bàn Hà Nội thì được giáo viên, CBQL đánh giá ở phẩm chất cao nhất là “Đạo đức” có ĐTB=2.23, sau đó là “Mức độ hoàn thành công việc” có ĐTB=2.22 và xếp vị trí thứ hai trong bảng xếp loại. Sau đó là “Khả năng quản lý nhà trường” có ĐTB=2.10.
Tuy nhiên một số phẩm chất còn hạn chế như: - Trình độ chuyên môn
- Phẩm chất chính trị - Kỹ năng quản lý
- Trình độ nắm vững chuyên môn, nghiên cứu khoa học
- Công tác nghiên cứu khoa học tại trường là một nhiệm vụ bắt buộc do cấp trên chỉ đạo chứ chưa phải xuất phát từ sự say mê tự giác của CBQL. Các đề tài được giao, người chủ trì thường là những người có vị trí chủ chốt trong trường đảm nhận, bên cạnh công tác quản lý, giảng dạy kiêm thêm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Về nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ của nhà trường, của người CBQL nhằm giải quyết những vấn đề khúc mắc tại cơ sở, có tính thực tiễn cao. Thông qua nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu khoa học của CBQL từng bước được nâng lên, tạo không khí hoạt động chuyên môn chất lượng, môi trường sinh hoạt thuận lợi. Tuy nhiên, qua các đề tài nghiên cứu khoa học thời gian qua đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng cũng như các đề tài đang được triển khai có những vấn đề đặt ra cần được rút kinh nghiệm, khắc phục hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện và quản lý.
- Chưa có quy định cụ thể để CBQL nghiên cứu khoa học tương xứng với chức vụ khoa học của mình. Các quy định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học chưa được quán triệt và chấp hành.
- Đội ngũ CBQL trong trường có năng lực nghiên cứu khoa học còn yếu. Công tác nghiên cứu khoa học, kể cả việc biên soạn chương trình và tài liệu dạy học ít được CBQL quan tâm so với các vấn đề khác trong bảng thăm dò.
Như vậy, đánh giá chung về chất lượng đội ngũ CBQL của nhà trường chúng tôi thấy đây là đội ngũ có kinh nghiệm làm việc lâu năm và cũng tương đối trẻ, có hướng phấn đấu đi lên. Mặc dù còn có một số hạn chế về một số điểm như đã phân tích ở trên, nhưng lãnh đạo đơn vị biết quan tâm, khích lệ, chắc chắn sẽ nhanh chóng khắc phục những nhược điểm, xây dựng đội ngũ CBQL thành một tập thể mạnh, có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn vững vàng.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung cấp chuyên nghiệp của thành phố Hà Nội
4.2.1 Công tác quy hoạch cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp
Công tác quy hoạch, tuyển chọn CBQL được thực hiện theo từng giai đoạn công tác này do Sở GD&ĐT Hà Nội quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đã thu được những kết quả đáng ghi nhận nhưng thực tế thì hiệu quả chưa cao còn nhiều bất cập cần hoàn thiện bổ xung.
Công tác quy hoạch, tuyển chọn CBQL phần nhiều còn mang tính hình thức, chưa dân chủ, khách quan, chưa đồng bộ và thiếu sự thống nhất giữa các đơn vị. Sở GD&ĐT chưa xây dựng văn bản quy định chuẩn đối với CBQL kế cận thuộc diện quy hoạch để làm căn cứ pháp lý áp dụng tuyển chọn cho các cơ sở giáo dục. Chưa có cơ chế phát hiện, chủ yếu thăm dò qua dư luận và số phiếu được bầu tín nhiệm, dẫn đến tình trạng không đồng bộ, thiếu khách quan, công bằng. Danh sách CBQL đưa vào quy hoạch chưa được bổ sung, rà soát, điều chỉnh qua hàng năm. Đối tượng được đưa vào diện quy hoạch chủ
yếu dựa trên nguồn lực thực tế của từng trường, vì thế đã đáp ứng được nhu cầu trước mắt nhưng chưa vạch ra được hướng quy hoạch mang tính chiến lược. Quy hoạch chủ yếu tập chung vào tuyển chọn những thành phần cốt cán trong nhà trường những người tham gia giảng dạy và đang giữ những chức vụ như tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch công đoàn, bí thư Đoàn thanh niên, thư ký hội đồng. Bên cạnh đó là những đối tượng trẻ, tích cực học tập, năng động, sáng tạo, có học vị cao, đạt nhiều thành tích, hiệu quả tốt trong lĩnh vực chuyên môn ít được quan tâm chú ý đến.
Công tác tuyển chọn chưa chú ý tới cơ cấu về giới tính về độ tuổi vì vậy sẽ gặp khó khăn trong công tác tuyển chọn bổ nhiệm mới, hiện tượng mất cân đối về cơ cấu đối với đội ngũ CBQL là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là đội ngũ CBQL quy hoạch gần như không được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, nghiệp vụ quản lý trước khi đề bạt, bổ nhiệm nên rất bị động trong công tác quản lý nhân sự và giáo viên được bổ nhiệm cũng lúng túng.
Bảng 4.14. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý
TT Nội dung Tốt Khá
tốt TB Kém ĐTB TB
1 Lập kế hoạch về công tác quy
hoạch và tuyển dụng CBQL 20.0 28.0 29.0 23.0 2.39 1 2 Đánh giá số lượng, chất
lượng đội ngũ CBQL hiện có 14.0 25.0 41.0 20.0 2.24 5 3
Có tiêu chí tuyển dụng CBQL về chuyên môn, năng lực, trình độ…
18.0 30.0 34.5 17.5 2.35 2
4 Thông báo công khai về
tuyển dụng CBQL 14.0 18.0 32.5 35.5 2.11 6 5 Có chế độ chính sách với
CBQL giỏi 16.0 28.0 31.0 25.0 2.03 3 6
Thực hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, công bằng, chính xác khi tuyển dụng
28.0 5.0 32.0 25.0 2.25 4
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát.
Kết quả khảo sát cho thấy, công tác quy hoạch CBQL còn mang tính chất hình thức chưa đánh giá và tuyển chọn đúng đối tượng cần quy hoạch, công tác này cần gắn với việc tuyển chọn và cần quan tâm đặc biệt tới chất lượng đội ngũ CBQL kế cận. Ta có thể nhận thấy sự mất cân đối về cơ cấu trình độ, độ tuổi, giới tính trong việc quy hoạch CB, QL của Sở GD&ĐT. Qua khảo sát cho thấy nội dung được đánh giá ưu điểm về “Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng CBQL” có ĐTB=2.39, sau đó là “Có tiêu chí tuyển dụng CBQL về chuyên môn, năng lực, trình độ…” có ĐTB=2.35. Tuy nhiên, còn hạn chế về
- Thông báo công khai về tuyển dụng CBQL
- Đánh giá số lượng, chất lượng đội ngũ CBQL hiện có
Như vậy điều đầu tiên phải đề cập đến đó là công tác dự báo, lập kế hoạch CBQL hiện có chưa tốt. Việc lập kế hoạch quy hoạch, tuyển dụng tính
chính xác chưa cao, chưa có kế hoạch đón đầu. Bản kế hoạch mới chỉ tập trung nhiều vào vấn đề đánh giá số lượng, còn vấn đề chất lượng chưa được đề cập sát sao hơn.
Sở GD&ĐT cần xây dựng được chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2020. Sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chiến lược trên còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Đội ngũ làm kế hoạch thay đổi liên tục, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu cũng đã làm cho công tác này kém hiệu quả.
4.2.2 Nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát sự phát triển của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBQL Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội năm học, tác giả đã thu được kết quả như sau.
Bảng 4.15. Nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý
T T Nội dung Tốt Khá tốt TB Kém ĐT B TB
1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
hiệu quả, thực tế, có tính khả thi 14.0 26.0 25.0 35.0 2.15 2 2 Hình thức đào tạo đa dạng, đảm bảo
chất lượng, hiệu quả 13.5 15.0 25.0 46.5 1.94 5 3
Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, QLNN
18.0 19.0 25.0 38.0 2.14 3
4 Cử CB,CC đi học thạc sỹ, tiến sĩ…
nâng cao trình độ 22.5 14.0 18.0 45.5 2.13 4 5 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho
những đối tượng trong quy hoạch 22.5 18.0 16.0 43.5 2.17 1 6 Sử dụng có hiệu quả, hợp lý CBQL sau
khi đào tạo, bồi dưỡng 13.0 13.0 25.0 49.0 1.86 6
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát.
Theo số liệu thống kê từ phiếu trưng cầu ý kiến của đánh giá cho thấy nội dung đạt được ưu điểm về “Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối
tượng trong quy hoạch” có ĐTB=2.17, sau đó là “Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả, thực tế, có tính khả thi” có DTB=2.15 và “Cử CBQL đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, QLNN” có ĐTB=2.13. Tuy nhiên, một số nội dung còn hạn chế là:
- Sử dụng có hiệu quả, hợp lý CB,CC sau khi đào tạo, bồi dưỡng - Hình thức đào tạo đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả - Cử CB,CC đi học Đại học, thạc sỹ… nâng cao trình độ
Từ kết quả khảo sát trên chúng ta nhận thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng của Sở GD&ĐT đối với CBQL còn hạn chế. Đặc biệt cần quan tâm đến các tiêu chí: Cử CBQL đi học Đại học, thạc sỹ… nâng cao trình độ; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng nằm trong quy hoạch; sử dụng có hiệu quả, hợp lý CBQL sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Các tiêu chí này có tỷ lệ đánh giá ở mức kém và trung bình là cao. Điều này phản ánh đúng thực trạng ngành GD&ĐT thành phố Hà Nội chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mang tính lâu dài, toàn diện. Và việc sử dụng CBQL sau khi đi học nâng cao trình độ về còn có chỗ chưa hợp lý. Việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng những đối tượng GV nằm trong quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, chưa bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng nhưng chưa toàn diện.
4.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp
Bảng 4.16. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý T T Nội dung Tốt Khá tốt TB Kém ĐTB TB 1
Xây dựng được kế hoạch cụ thể, mang tính lâu dài, có tính khả thi đối với công tác này hay chưa?
10.
0 15.0 25.
0 50.0 1.83 8
2
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng CBQL đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đúng với quy định 15. 0 30.0 20. 0 35.0 2.30 1 3
Sau công tác thanh tra, kiểm tra đã đánh giá một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan, minh bạch
16.
0 15.0 23.
0 46.0 2.05 5 4
Kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả 25. 0 15.0 18. 5 41.5 2.23 2 5
Có kiểm tra lại và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra đối với những tồn tại của CBQL
19.
0 15.0 21.
0 45.0 2.08 4
6
Sau công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thì công tác khen thưởng - kỷ luật có thực hiện nghiêm túc, công bằng 10. 0 25.0 21. 0 44.0 2.01 7 7
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, của CBQL 20. 0 24.0 13. 5 42.5 2.22 3 8
Sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cho nhà trường, cho CBQL
16.
0 15.0 25.
0 44.0 2.02 6
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá là một nội dung quan trọng, đóng vai trò nòng cốt trong công tác quản lý của cơ quan quản lý giáo dục. Từ kết quả đã được thống kê ta thấy thực trạng việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng CBQL thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội đã được thực hiện tương đối tốt, với các vấn đề được khảo sát như “Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng CBQL đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc, đúng với quy định” có ĐTB=2.30 và “Kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả” có ĐTB=2.23. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá CBQL không tránh khỏi một số hạn chế mà các cấp quản lý cần nghiêm túc nhìn nhận, để công tác này ngày càng hoàn thiện hơn như:
- Sau công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thì công tác khen thưởng - kỷ luật có thực hiện nghiêm túc, công bằng
- Sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng cho nhà trường, cho CBQL
- Kiểm tra lại và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra đối với những tồn tại của CBQL
Do nhận thức được tầm quan trọng của công tác này trong những năm qua các trường đã xây dựng được kế hoạch thanh tra, kiểm tra mang tính khả thi, đạt hiệu quả cao trong quá trình thực hiện. Việc thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng CBQL được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, công tác này được tiến hành một cách định kỳ 2 năm một lần. Ngoài ra, trong mỗi năm học Sở giáo dục còn tiến hành thanh tra, kiểm tra, đánh giá theo chuyên đề hoăc kiểm tra đột xuất để đánh giá từng mặt công tác quản lý và đánh giá chất lượng của CBQL. Sau công tác thanh tra, kiểm tra thì đều có đánh giá, xếp loại nhưng chủ yếu là động viên khuyến khích những mặt đã làm tốt, rút kinh nghiệm những mặt còn hạn chế. Nhìn chung công tác này còn mang tính hình thức, nặng về bệnh thành tích, chưa đảm bảo tính khách quan, minh bạch, khen thưởng - kỷ luật chưa công bằng, thiếu các biện pháp mạnh tay để xử lý
vi phạm. Tuy công tác đã đánh giá một cách chính xác và kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh, các biện pháp khắc phục song những biện pháp đó một phần chưa sắc bén chưa thường xuyên và thiếu kiên quyết, sau thanh tra thì thường chưa có kiểm tra lại và đôn đốc việc thực hiện các kiến nghị của đoàn thanh tra đối với cơ sở giáo dục.
Mặt khác, thành phố Hà Nội là thành phố đông dân cư, số trường TCCN nhiều, địa bàn rộng, số CBQL quản lý số trường nhiều mà đội ngũ chuyên trách lại ít vì vậy việc thanh tra thường xuyên với tất cả các vụ còn hạn chế, chưa thật sự khách quan, một số CBQL năng lực hạn chế nhưng do khi đánh giá còn nể nang, ngại va chạm nên chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm. Việc sử dụng kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra để làm tiêu trí cho việc đánh giá xếp loại thi đua khen thưởng cuối năm cho Sở, cho CBQL có chỗ chưa hợp lý, chính vì vậy các cơ quan chức năng cần phải thực hiện công tác này thường xuyên, nghiêm túc, mạnh mẽ hơn nữa để thực sự tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của CBQL.
4.2.4 Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
Để đánh giá thực trạng công tác thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ,