Nguyên nhân

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, NHỮNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 27)

III Thực trạng TTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay 3 1 Cơ cấu ngành

3.3Nguyên nhân

+ Thị trường chịu tác động nhiều của nhà đầu tư nước ngoài, về mặt tâm lý cũng như giá trị giao dịch. Nhiều thời điểm khi thị trường rơi vào trạng thái xấu nhất thì việc liên tiếp mua ròng của NĐT NN có tác dụng ổn định tâm lý của NĐT cá nhân, giúp cho thị trường tránh được những đợt giảm sâu. Tuy nhiên, có thể thấy hành động của khối ngoại từ đầu năm là khá linh hoạt, và cũng khó để có thể ăn theo, khi mà tất cả tin tưởng hướng đầu tư vào các mã bluechips như khối ngoại thì họ âm thầm chuyển hướng, khiến việc chạy theo của khối nội thực sự không thu được kết quả đáng kể.

Tin tức xấu dồn dập tới TTCK, từ các yếu tố trong nước như lạm phát, tỷ giá, lãi suất, gói giải pháp ổn định vĩ mô của chính phủ, cho tới ảnh hưởng của thị trường quốc tế, như giá cả hàng hóa leo thang, tình hình nợ công châu âu và chiến tranh, thảm họa tự nhiên

Kết quả: Lỗ liên tục và kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng => từ cá nhân, tổ chức tới các CTCK, Nhà đầu tư rơi vào trạng thái chán nản do thị trường trầm lắng và thiếu vắng sản phẩm mới. các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài đều lỗ từ hoạt động đầu tư, cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc làm giá từ năm 2010; nhiều CTCK lỗ và lỗ liên tiếp 3, 4 năm (FPC) . Hệ quả là nhà đầu tư cá nhân tìm kênh đầu tư khác; tổ chức tìm cách thoát toàn bộ vốn khỏi các công ty có vết làm giá; các CTCK giải thể ( KLS ), bán vốn, tái cơ cấu và chuyển hướng hoạt động.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, NHỮNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 27)