NAM TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1 Giải Quyết vấn đề vĩ mô:
-Với tình lạm phát cao:
Điều này Nhà nước cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn nhằm ổn định nề kinh tế. Chính sách thắt chặt tiền tệ không mang lại hiệu quả, vì: căn bệnh lạm phát của Việt Nam giai đoạn cuối 2010 đến nay là do chi phí đẩy, bên cạnh là do yếu tố tâm lý: xăng chưa tăng tất cả đã tăng trước, điện chưa
tăng các thứ khác đã tăng trước điện. Tiền đồng mât giá dẫn đến lạm phát ngày càng cao.
Giải pháp: Nhà nước: trươc nhât duy trì mức lãi suất hiện tại (trần 14%) từng bước đưa lãi suất xuống. Ưu tiên giảm lãi suất cho lĩnh vực sản xuất trước. Không tăng giá điện và giá xăng-dầu trong giai đoạn hiện tại.
Ổn định tỷ giá, dần làm tăng giá trị đồng nội tệ: Vừa qua Nhà nước có thực hiện chính sách nâng dự trữ ngoại tệ, bằng cách mau 1 tỷ USD nhằm nâng cao tỷ giá của tiền đồng. nhưng đây cũng là vấn đề hết sức cẩn trọng: Việt Nam hiện vẫn đang nhập siêu, do đó nhu cầu ngoại tệ vẫn rất cao, nhất là quý 3 và quý 4 nên rất dễ tạo tính khan hiếm USD trên thị trường qua đó sẽ đẩy tỷ giá lên cao. Cần dùng phương pháp tỷ giá linh hoạt và thật cẩn trọng trong gia đoạn hiện nay.
4.2. Tính minh bạch trên thị trường chứng khoán
Thông tin là một trong các yếu tố cấu thành để làm nên một thị trường chứng khoán hiệu quả . Trong đó thông tin có vai trò quyết định đến giá chứng khoán trên thị trường . Thị trường có thông tin minh bạch và đầy đủ sẽ hình thành nên giá chứng khoán hợp lý và tạo được niềm tin của công chúng vào thị trường chứng khoán.
Thông tin thị trường là mạch máu, là nguồn năng lượng nuôi sống thị trường .Để thị trường chứng khoán phát triển hơn nữa, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư nước ngoài thì rõ ràng phải tạo cho họ niềm tin . Niềm tin ấy không tự nhiên sinh ra , mà qua các thể chế và sự công bằng với người tham gia quyết định. Niềm tin này được xây dựng qua hệ thống công bố thông tin minh bạch, rõ ràng và chính xác
Giải pháp: UBCKNN cần đưa ra các giải pháp nhằm ngăn chặn hiện tượng thao túng thị trường: nếu phát hiện cần phải nghiêm trị với
những hịnh phạt mạnh và có thể cần truy cứu hình sự vì tội thao túng làm giá trên TTCK.
Công khai thông tin tự doanh: để đảm bảo công bằng giữa các NĐT, cần có sự công khai thông tin về giao dịch tự doanh của các CTCK. Công tác kiểm toán cần được thực hiện nghiêm ngặt: trách tình trạng
kiểm toán sai làm thương hại đến các NĐT
4.3. Nâng cao kiến thức về TTCK cho các nhà đầu tư (Đặc biệt nhà đầu tư nhỏ_lẻ) tư nhỏ_lẻ)
Hiện nay không chỉ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cac tổ chức tham gia trên thị trường còn yếu kiến thức về Chứng khoán: nhất là kiến thức phân tích kỹ thuật, thậm chí ngay cả các nhân viên tư vấn của các đại lý của các công ty Chứng khoán cũng chưa có bằng cấp để tư vấn tốt cho Nhà đầu tư mà có khi chỉ dùng kinh nghiệm, và cảm tính để tứ vấn. Điều này rất nguy hại cho các NĐT.
Chính vì vậy các công Chứng khoán cần tổ chức các lớp đào tạo kiến thức phân tích kỹ thuật không chỉ cho nhân viên của công ty mình mà cho cả các NĐT
4.4 Áp dụng mô hình T+2
Mặc dù vấn đề T+2 đã được đề cập nhưng UBCKNN vẫn chưa áp dụng. Thực tế cho thây việc áp dụng T+2 sẽ làm TTCK trở nên sôi động hơn và giảm bớt sự gian lận trong TTCK: vì những người muốn thao túng TTCK cần phải mua nhiều và cũng bán ra nhiều. Nếu áp dụng TTCK theo mô hình T+2 sẽ giúp NĐT, nhất nhà đầu tư nhỏ lẻ kịp thoát hàng ( hoặc bị lỗ ít hơn), bên cạnh những Tổ chức muốn thao túng TT cũng khó khăn hơn trong việc thoát hàng chốt lời.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán trên thế giới hiện nay là một thị trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ hơn.
Sự phát triển ổn định và phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang là một trong những vấn đề đại sự trong chiến lược vốn của Việt Nam từ nay đến năm 2010 và 2020. Việc làm cho TTCK Việt Nam khắc phục được những bất cập hiện nay để làm đúng với chức năng vốn có của nó là “kênh dẫn vốn cho nền kinh tế” đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước