Thực trạng vi phạm trên TTCK Việt Nam 1 Thực trạng vị phạm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, NHỮNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 28 - 30)

III Thực trạng TTCK Việt Nam giai đoạn hiện nay 3 1 Cơ cấu ngành

3.5Thực trạng vi phạm trên TTCK Việt Nam 1 Thực trạng vị phạm

3.5.1 Thực trạng vị phạm

∗ Ngoài thông tin bắt buộc theo luật định phải công bố thì DN không chủ động cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, đối với DN có cổ phiếu giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC), tình trạng phổ biến là NĐT hầu như không biết về tình hình hoạt động của DN. Thông tin tìm được chủ yếu qua nguồn tin riêng, trên các diễn đàn hoặc tin đồn. Ngoài ra, đối với DN chào bán cổ phiếu ra công chúng, có thể chính ban lãnh đạo DN che giấu thông tin để "dìm giá" sao cho những người trong DN có thể mua được cổ phiếu với giá thấp.

∗ Có hiện tượng rò rỉ thông tin chưa hoặc không được phép công khai, phổ biến trong công tác đấu giá cổ phiếu. Hiện nay, quy chế đấu giá do UBCK ban hành chỉ yêu cầu công bố tổng số NĐT tham gia đấu giá và tổng lượng cổ phiếu đặt mua, trong khi những thông tin có ảnh hưởng lớn đến việc đặt giá như số lượng NĐT nước ngoài tham gia đấu giá; số lượng cổ phiếu đặt mua của đối tượng này, lại không được công bố cụ thể. Điều đáng nói là, những thông tin này có thể không được bảo mật chặt chẽ, mà được cung cấp một cách riêng lẻ cho những đối tượng có nhu cầu. Nếu nắm được cụ thể, chi tiết về tổng cầu cổ phiếu của thị trường, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các NĐT khác không có thông tin.

Sự rò rỉ thông tin còn thể hiện ở việc công bố các thông tin có lợi của DN. Ví dụ, đối với các quyết định của HĐQT như chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng, tăng quy mô vốn..., do quan hệ cá nhân, một số NĐT biết trước khi

thông tin được công bố và tranh thủ thu mua cổ phiếu để chờ giá lên. Đến khi các NĐT khác biết được thông tin thì đã quá muộn. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi đầu tư trên TTCK Việt Nam diễn ra theo kiểu "bầy đàn", vì có sự suy diễn rằng, việc mua hàng loạt hay bán hàng loạt cổ phiếu của một nhóm NĐT nào đó là do có thông tin biết trước.

∗ DN cung cấp thông tin không công bằng đối với NĐT. Ưu tiên cung cấp thông tin cho các NĐT chiến lược, NĐT tổ chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy, trong các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công với mức giá thấp chủ yếu là NĐT tổ chức. Loại trừ khả năng NĐT tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, phán đoán và "trường vốn" hơn thì người ta cũng nghi ngờ NĐT tổ chức nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với NĐT cá nhân.

∗ Việc tung tin đồn thất thiệt: có không ít tin đồn ảnh hưởng đến uy tín của DN niêm yết, đặc biệt tin đồn liên quan đến người đứng đầu DN. Những tin này thường được tung ra trên các diễn đàn, sàn giao dịch chứng khoán hoặc được truyền miệng. Do NĐT chưa có kinh nghiệm, kỹ năng để kiểm chứng nguồn thông tin, đồng thời do cơ chế thông tin của DN còn yếu kém, chậm chạp nên gây ra tâm lý hoang mang cho NĐT, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên thị trường. Trong khi đó, cơ chế phát hiện và xử phạt đối với việc tung tin đồn chưa rõ ràng.

∗ Một số phương tiện truyền thông cung cấp thông tin sai lệch, không đầy đủ. Đây không phải là hiện tượng phổ biến, nhưng đôi khi khiến NĐT chuyên nghiệp không mấy tin cậy vào chất lượng thông tin của các cơ quan báo chí, truyền thông. Mặt khác, nội dung thông tin do các kênh truyền thông cung cấp, chủ yếu vẫn là tin tức, diễn biến thị trường, chưa có nhiều nhận định, phân tích mang tính định hướng cho NĐT và thị trường.

Ngoài ra, còn nhiều hiện tượng khác như một số NĐT làm giá, tạo cung - cầu ảo trên thị trường khiến cho giá cả biến động mạnh. Sự thua thiệt thuộc về NĐT cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể nào tìm được nguồn mua do NĐT lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể nào bán được do thị trường bão hòa.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM, NHỮNG GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 28 - 30)