A. 4 B 6 C 8 D 2.
BÀI 24 CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HOÁ
Câu 1: Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn) là
A. những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện chức năng rất khác nhau.
C. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
D. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
Câu 2: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài.
B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau.
C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau. D. thực hiện các chức phận giống nhau.
Câu 3: Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 4: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.
Câu 5: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
B. Tuyết nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của các động vật khác. C. Mang cá và mang tôm.
D. Chân chuột chũi và chân dế dũi. Câu 6: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Cánh dơi và tay người. B. Cánh chim và cánh côn trùng.
C. Tua cuốn của dây bầu, bí và gai xương rồng. D. Lá đậu Hà Lan và gai xương rồng.
Câu 7: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hoá theo hướng
A. vận động. B. hội tụ. C. đồng quy. D. phân nhánh. Câu 8: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan
A. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới (ví dụ, tay người chuyển sang cầm nắm, không còn làm nhiệm vụ vận chuyển cơ thể).
C. thay đổi cấu tạo (như bàn chân chỉ còn một ngón ở loài ngựa). D. biến mất hoàn toàn (như vượn người hiện nay không có đuôi). Câu 9: Ruột thừa ở người
A. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ. B. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ. C. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ.
D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ.
Câu 10: Bằng chứng tiến hoá nào có phác hoạ lược sử tiến hoá của loài?
A. Bằng chứng tế bào học. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
Câu 11: Đặc điểm nào trong quá trình phát triển phôi chứng tỏ các loài sống trên cạn hiện nay đều có chung nguồn gốc từ các loài sống ở môi trường nước?
A. Tim có 2 ngăn sau đó phát triển thành 4 ngăn.
B. Phôi cá, kì giông, gà, động vật có vú đều trải qua giai đoạn có khe mang. C. Bộ não hình thành 5 phần giống như não cá.
D. Cả A, B và C.
Câu 12: Các đảo lục địa cách đất liền một eo biển, các đảo đại dương mới được nâng lên và chưa bao giờ có sự liên hệ với đất liền. Nhận xét nào sau đây về đa dạng sinh vật trên các đảo là không đúng?
A. Đảo đại lục có hệ sinh vật đa dạng hơn đảo đại dương.
B. Đảo đại dương có nhiều loài ếch nhái, bò sát và thú lớn, ít các loài chim và côn trùng.
C. Đảo đại dương hình thành những loài đặc hữu.
D. Đảo lục địa có nhiều loài tương tự với đại lục gần đó, ví dụ như quần đả Anh có nhiều loài tương tự ở lục địa châu Âu.
Câu 13: Đặc điểm nổi bậc của động, thực vật ở đảo đại dương là gì? A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.
B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất. C. Có toàn những loài đặc hữu.
D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.
Câu 14: Đặc điểm nổi bậc của động, thực vật ở đảo lục địa là gì?
A. Có sự du nhập các loài từ các nơi khác đến và có toàn những loài địa phương. B. Giống với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. C. Khác với hệ động, thực vật ở vùng lục địa lân cận và có những loài đặc hữu. D. Có hệ động vật nghèo nàn hơn ở đảo đại dương.
Câu 15: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.
C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.
D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau.
Câu 16: Vì sao hệ động vật và thực vật ở chấu Âu, châu Á và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
A. Đầu tiên, tất cả các loài đều giống nhau do có nguồn gốc chung, sau đó trở nên khác nhau do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau.
B. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.
C. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
D. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay.
Câu 17: Học thuyết tế bào cho rằng
A. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. C. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào.
D. tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Câu 18: Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất?
A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh. B. Bằng chứng sinh học phân tử. C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng phôi sinh học so sánh.
Câu 19: Các gen tương ứng ở các loài thân thuộc được phân biệt
A. chỉ bởi số lượng nuclêôtit. B. chỉ bởi thành phần nuclêôtit.
C. chỉ bởi trình tự nuclêôtit. D. ở số lượng, thành phần và trình tự nuclêôtit.
A. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mọi gen của các loài. B. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của prôtêin của các loài. C. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của ADN của các loài.
D. Sự thống nhất về cấu tạo và chức năng của mã di truyền của các loài.