CHƯƠNG I BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

Một phần của tài liệu Kiến thức cốt lõi Sinh Học 12,trắc nghiệm theo từng bài có đáp án (Trang 51 - 53)

A. 4 B 6 C 8 D 2.

CHƯƠNG I BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

KIẾN THỨC CẦN NHỚ: 1. Bằng chứng tiến hoá

a. Bằng chứng giải phẫu so sánh

- Cơ quan tương đồng là các cơ quan ở các loài khác nhau nhưng chúng đều bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên, mặc dù hiện tại chúng có thể thực hiện những chức năng

khác nhau.

- Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà trước đây ở các loài tổ tiên có một chức năng quan trọng nào đó, nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm bị tiêu giảm chỉ còn lại dấu vết.

- Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không bắt nguồn từ một nguồn gốc.

b. Bằng chứng phôi sinh học

Nghiên cứu quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có vú cho thấy mặc dù chúng có những đặc điểm rất khác nhau ở giai đoạn trưởng thành nhưng có thể có các giai đoạn phát triển phôi rất giống nhau.

Các loài càng gần nhau về họ hàng thì sự phát triển phôi càng giống nhau. c. Bằng chứng địa lí sinh vật học

Những kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại đã cung cấp bằng chứng cho thấy các loài sinh vật đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung.

c. Bằng chứng sinh học phân tử

Phân tích trình tự axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác xa nhau biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

2. Cơ chế tiến hoá a. Thuyết tiến hoá Lamac

- Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi.

- Các sinh vật chủ động thay đổi tập quán hoạt động hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiến hoá.

- Đặc điểm thích nghi được hình thành theo cách: những cơ quan hoạt động nhiều thì phát triển, những cơ quan ít sử dụng thì dẫn dần bị tiêu giảm.

- Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán hoạt động trong đời sống đều di truyền được cho thế hệ sau.

b. Thuyết tiến hoá Đacuyn

- Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính phân hoá một loài thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau.

- Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả nămg sống sót của các cá thể trong quần thể.

- Để chọn lọc tự nhiên có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị, di truyền. Các biến dị, di truyền phải liên quan trực tiếp đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.

- Môi trường đóng vai trò sàng lọc các biến dị: các cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải.

c. Thuyết tiến hoá tổng hợp

- Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do vậy quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá.

- Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Nghiên cứu hệ thống phân loại sinh vật chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.

d. Các nhân tố tiến hoá, quá trình hình thành quần thể thích nghi

- Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố làm thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

- Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể có các đặc điểm thích nghi.

e. Quá trình hình thành loài

- Hai cá thể được xếp vào cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau và tạo ra đời con hữu thụ. Hai cá thể gọi là khác loài nếu chúng có cách li sinh sản.

- Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen được gây nên bởi các nhân tố tiến hoá làm cách li sinh sản.

- Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo nên và do vậy có thể tạo nên loài mới.

- Loài mới có thể hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp phần ngăn cản sự di nhập gen giữa các quần thể, tạo nên sự khác biệt về vốn gen giữa các

quần thể do các nhân tố tiến hoá tạo nên, sự khác biệt về vốn gen có thể được tích luỹ dần dần và đưa đến hình thành loài mới.

- Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội, lai xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái...

Một phần của tài liệu Kiến thức cốt lõi Sinh Học 12,trắc nghiệm theo từng bài có đáp án (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w