Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Một phần của tài liệu bản cáo bạch công ty cổ phần nhựa rạng đông (Trang 50 - 52)

IV. Tình hình và đặc điểm của tổ chức niêm yế t

17. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

17.1 Triển vọng phát triển của ngành

Ngành nhựa Việt nam đã phát triển nhanh chóng trong vòng 5 năm qua và có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, với tốc độ tăng hàng năm từ 27 – 30%. Tổng sản lượng sản xuất của toàn ngành tăng từ 750.000 tấn năm 1999 lên 937.000 tấn và 1.125.000 tấn vào năm 2000 và 2001, với chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân trên đầu người là 12,2 kg/ người. Năm 2005 tổng sản lượng sản xuất toàn ngành đạt 1.605.600 tấn, năm 2007 sản lượng sản xuất đạt 2.531.600 tấn. Theo ước tính, chỉ số tiêu thụ chất dẻo bình quân trên

đầu người đạt 16kg/người và trên 50kg/người vào năm 2010. Để đạt được mức tiêu thụ

bình quân trên, sản lượng sản xuất hàng năm đòi hỏi đạt bình quân khoảng 3,1 triệu tấn

sản phẩm mỗi năm.

Trong những năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các sản phẩm nhựa

Việt Nam là bao bì, chiếm 40% giá trị toàn ngành; tiếp theo là các sản phẩm dân dụng (30%), xây dựng (18%) và nhựa kỹ thuật cao (12%). Thị trường trong nước cũng như thị

trường thế giới đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành Nhựa do nhu cầu về sản

phẩm nhựa ngày càng tăng. Mặt khác, cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đã trở thành đòn bẩy cho ngành Nhựa Việt Nam phát triển nhanh chóng. Điều này thể hiện qua con số kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng.

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng sản lượng

(ngàn tấn) 814,6 1.283,5 1.459,2 1.524 1.605,6 2.103,4 2.531,6

Giá trị tổng sản lượng

(triệu USD) 997,5 1.540,2 1.751 1.832 1.999 2.629,25 3.533,7

Sản lượng nhựa xuất

khẩu (triệu USD) 120 153 175 260,8 350 475 725

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hải quan, USAID và VSPA

Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân 25-30%/năm, ngành bao bì mềm đã có những đóng góp tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Với triển vọng phát triển của nền kinh tế, của ngành công nghiệp nhựa nói chung và ngành bao bì mềm nói riêng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam ít nhất là trong 10 năm tới.

17.2 Vị thế của Công ty trong ngành.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh trong ngành nhựa trải dài từ Bắc vào Nam và tập trung chủ

yếu ở Tp.Hồ Chí Minh. Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông là một trong những thương

hiệu uy tín trong ngành nhựa Việt Nam. Với thời gian hơn 45 năm trong ngành, Công ty Nhựa Rạng Đông chiếm được thị phần lớn, Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông hiện nay chủ yếu là thị trường nội địa, tập trung tại khu vực Thành

phố Hồ Chí Minh, và Thành phố Hà Nội. Khách hàng của Rạng Đông chủ yếu là các

doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng, dược phẩm, nông sản, thực phẩm... với hệ thống phân phối phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước.

- Theo điều tra, đánh giá thị trường của Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông thì hiện

nay theo phân nhóm sản phẩm thì Nhựa Rạng Đông chiếm khoảng 65% thị phần

cho sản phẩm tấm lợp PVC; 55% thị phần cho sản phẩm màng mỏng PVC; 35% thị phần PE, EVA; 20% sản phẩm giả da – vải tráng; 12% bao bì phức hợp và 10% thị phần sản phẩm gia công.

- Hiện nay thị trường nhựa Việt Nam có ba trung tâm lớn là thành phố Hồ Chí Minh,

Hà Nội và Đà Nẵng. Trong đó khu vực phía Nam là nơi phát triển nhất. Theo thống kê ngành nhựa, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương chiếm khoảng 75% sản lượng toàn ngành; thị trường phía Bắc chiếm 20% và thị tường miền Trung chiếm 5% sản lượng toàn ngành.

Đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa tại các khu vực phía Nam cũng phát triển mạnh. Điều này thể hiện các điều kiện cũng như cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tại phía Nam có nhiều thuận lợi và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, sự phát triển quá chênh lệch tại các vùng lãnh thổ cũng gây lãng phí và bất hợp lý về thị trường cũng như về chi phí giao thông.

Dưới đây là danh sách các đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm:

- Công ty Phú Lâm

- Công ty tư nhân Huệ Linh

- Công ty Minh Xuân

- Công ty NAACO

- Công ty cổ phần Tân Tiến

- Công ty Liksin - Công ty Huhtamaki Thị phần theo nhóm sản phẩm của RDP Sản phẩm gia công, 5% Màng mỏng PVC, 55% Màng mỏng PE-EVA, 35% Giả da - vải tráng PVC, 20% Tấm lợp PVC- PP- FRP, 65% Bao bì phức hợp, 6%

- Công ty Trapaco

- Công ty Tong Yong,

- Công ty Tân Hưng, Tín Nghĩa, Nga My,….

Một phần của tài liệu bản cáo bạch công ty cổ phần nhựa rạng đông (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)