Tài nguyên rừng và thảm thực vật

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 45

* Tài nguyên rừng

Toàn huyện có diện tích rừng khá lớn, năm 2000 toàn huyện có 11.234,90 ha chiếm 38,90%. Từ khi thực hiện các chương trình 327, chương trình khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng, chương trình 661, diện tích rừng tăng lên. ðến năm 2010 diện tích ñất lâm nghiệp huyện ðầm Hà là 15.775,85 ha chiếm 50,85% diện tích tự nhiên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới nên rừng phát triển mạnh, về cấu trúc và chủng loại cây rừng rất phong phú và ña dạng.

- Phân lại theo phát sinh:

+ Rừng tự nhiên: Có 9.888,48 ha với nhiều loại gỗ quý hiếm như: Lim, sến, táu, giẻ... và các loại ñặc sản quý khác như nấm hương, ba kích... chủ yếu

ở các xã Quảng Lâm, Quảng An và Tân Bình.

+ Rừng trồng: Có 3.574,48 ha phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, mục ñích chính là phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái chống xói mòn chủ yếu các loại cây có giá trị kinh tế cao như: Thông, keo, bạch ñàn phục vụ cho công nghiệp khai thác chống lò, làm giấy và xây dựng dân dụng.

- Phân theo mục ñích kinh tế:

+ Rừng phòng hộ: 8.680,76 ha, trong ñó: Rừng tự nhiên phòng hộ: 8.263,56 ha, rừng trồng phòng hộ: 417,20 ha.

+ Rừng sản xuất: 7.095,09 ha, trong ñó: Rừng tự nhiên sản xuất 1.624,92 ha; rừng trồng sản xuất 3.157,28 ha.

* Thảm thực vật:

- Vùng núi: Với ñiều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với hệ sinh thái vùng núi ña dạng, ñã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều hệ lớp thực vật sinh trưởng và phát triển theo tầng. Song do quá trình khai thác gỗ và ñốt rừng làm nương rẫy ñã làm cho thảm thực vật dần bị huỷ diệt,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 46

hiện ñang trong giai ñoạn phục hồi. Có thể chia thành 4 cấp thảm thực vật sau: + Thảm rừng gỗ thường xanh quanh năm: ðây là vùng gỗ có trữ lượng lớn, lớp phủ thực vật thường xanh và nhiều tầng, ñộ che phủ lớn. Thảm thực vật có ñộẩm cao, hàng năm ñã bổ sung cho ñất một lượng hữu cơ khá lớn.

+ Thảm thực vật rừng non tái sinh: Hình thành sau khi bị khai thác gỗ

bừa bãi do con người gây nên. Thảm thực vật này có cây thấp, ñường kính nhỏ, ñộẩm và tầng dày kém hơn so với thảm rừng gỗ.

+ Thảm rừng hỗn giao tre nứa: Hình thành sau khi bị tàn phá và ñốt cháy rừng làm nương rẫy, các loại thân gỗ tái sinh chậm và thay thế bằng các loại tre nứa... ðộẩm và tầng dày kém hơn so với rừng non tái sinh.

+ Rừng cây bụi: ðây là các vùng ñồi núi thấp, các loại cây bị huỷ diệt nhiều lần không phát triển ñược tạo thành cây lùm bụi như sim, mua, cỏ tranh. Do ñộ che phủ các loại cây này kém tạo nên hiện tượng sói mòn xảy ra mạnh, khi mưa xuống xảy ra sự bào mòn ñất nghiêm trọng làm trơ sỏi ñá, ñất mất khả năng sản xuất.

- Vùng ñồng bằng: ðây là vùng sản xuất nông nghiệp, thảm thực vật chủ yếu là cây hàng năm và cây ăn quả, nhờ sản xuất nông nghiệp mà vùng này luôn thay ñổi làm cho thảm thực vật luôn phong phú ña dạng. Do ñây là vùng gắn kết với ñời sống con người nên cần quan tâm nghiên cứu tác ñộng của con người ñối với môi trường và có biện pháp ñể bảo vệ môi trường sinh thái và ñời sống dân cư.

* Tác ñộng của rừng và thảm thực vật ñối với môi trường ñất

So với năm 2000 thì hiện nay ñộ che phủ rừng tăng ñạt 52%, tuy nhiên khả năng ñiều tiết dòng chảy kém khi mưa lớn xảy ra. Về mùa mưa, tốc ñộ lũ

trên các dòng sông tăng thêm làm cho hiện tượng xói lở, mức ñộ rửa trôi ngày càng mạnh, chất lượng ñất giảm sút ảnh hưởng ñến sản xuất nông nghiệp. Về

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 47

mùa khô các dòng sông bị cạn kiệt chịu sự xâm nhập của thuỷ triều, gây nhiễm mặn mạch ngầm hay bề mặt ở vùng hạ lưu. Gió làm cho môi trường ñất bị thay

ñổi cũng làm ảnh hưởng ñến sản xuất và sinh hoạt của con người. Nhìn chung, rừng và thảm thực vật như tấm áo chắn ñể bảo vệ môi trường ñất. ðối với vùng núi, rừng ñiều tiết dòng chảy, chống xói mòn. ðối với ñồng bằng hàng loạt hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp là tấm thảm che chở bảo vệ ñất. Do vậy tuỳ

từng vùng, từng khu vực mà yêu cầu của thảm thực vật có khác nhau ñể bảo vệ

môi trường ñất không bị suy thoái. Chú ý ñến bảo vệ rừng và thảm thực vật cũng chính là bảo vệ môi trường sinh thái chung, bảo vệ sự phát triển bền vững trong tương lai.

Rừng ðầm Hà có ý nghĩa rất quan trọng ñối với việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái khu vực, giữ nguồn nước, tạo cảnh quan, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa dân tộc. Vì vậy cần phải có chính sách ñầu tư, khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện đầm hà tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)