cần lưu ý không nhất thiết chi phí bán hàng tăng thì doanh thu phải tăng (chẳng hạn như khi thị trường đã bảo hòa, công ty cần gia tăng quảng cáo nhằm giữ thị phần hoặc khi tung ra sản phẩm mới, công ty phải gia tăng quảng cáo tiếp thị cho sản phẩm mới nhưng doanh thu có thể không tăng ngay tương ứng).
oSo sánh tốc độ tăng trưởng giữa chi phí bán hàng và tốc độ tăng trưởng doanh thu nhằm qua đó thấy được hiệu quả của việc gia tăng chi phí bán hàng.
Đánh giá chi phí nợ xấu
oKhi phân tích chi phí bán hàng, người phân tích có thể đưa chi phí nợ xấu vào phân tích thay vì để phân tích ở khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp vì chi phí nợ xấu có thể được xem như là chi phí tiếp thị thông qua việc công ty thực hiện chính sách bán chịu cho khách hàng của mình. Vì vậy khi phân tích phải đánh giá việc thực hiện chính sách bán chịu có mang lại hiệu quả hay không hay phải chịu thêm chi phí nợ xấu phát sinh. Mức độ chi phí nợ xấu có liên quan đến việc trích lâp dự phòng. Vì vậy việc đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và dự phòng nợ khó đòi sẽ phân tích chi phí nợ xấu một cách hiệu quả. oCông thức:
Dự phòng khoản phải thu khó đòi Các khoản phải thu
Đánh giá xu hướng và hiệu quả của chi phí tiếp thị trong tương lai
oChi phí tiếp thị bao gồm các chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển R&D,…
oCông thức
Chi phí tiếp thị Chi phí bán hàng
oPhân tích chỉ số trên nhằm đo lường lợi ích tương lai từ các chi phí này, khả năng làm gia tăng doanh thu trong tương lai, tuy nhiên việc đánh giá lợi ích từ các chi phí này cực kỳ khó khăn.
- Tình huống: Công ty TNHH RKW Lotus
Chi phí bán hàng của công ty TNHH RKW Lotus (Đvt: đồng)
Chi tiêu Năm 2012 Năm 2013 Biến động giữa
2012 và 2013Doanh thu Doanh thu 1,094,591,447,56 9 1,254,188,493,032 14.58% Chi phí bán hàng 23,543,545,406 27,657,950,729 17.48% Tỷ trọng % (CPBH/DT) 2.15% 2.21%
Chi phí bán hàng của công ty RKW Lotus trong năm 2013 là 27,66 tỷ đồng, tăng 17,5% so với năm 2012. Tuy nhiên tỷ trọng của chi phí bán hàng so với doanh thu duy trì ổn định qua các năm, ở mức khoảng 2%. Điều này là phù hợp với tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty (tăng 14,63%). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, công ty gia tăng chi phí bán hàng để giữ vững thị phần và đảm bảo cho việc tăng trưởng doanh thu.
Tỷ trọng từng khoản mục trong chi phí bán hàng (Đvt: đồng
Năm 2012 Tỷ trọng % Năm 2013 Tỷ trọng % Phí XK hàng hóa 16,046,961,379 68.16% 18,720,600,022 67.69% Hoa hồng cho khách hàng 1,558,973,223 6.62% 2,899,488,139 10.48% Hàng mẫu 772,505,066 3.28% 755,101,266 2.73% Chi phí khác 287,384,006 1.22% 265,106,055 0.96%
Quà tăng cho khách hàng 45,290,070 0.19% 97,475,115 0.35%
Chi phí nhân viên 1,486,239,261 6.31% 1,681,120,411 6.08%
Phí bảo hành 2,173,044,120 9.23% 2,494,143,297 9.02%
Thuế môi trường 58,273,600 0.25% - 0.00%
Phí vận chuyển nước ngoài 587,020,936 2.49% 65,686,794 1.68%
Phí vận chuyển trong nước 194,732,088 0.83% 42,790,443 0.88%
Chi phí QC và Marketing 131,466,923 0.56% 6,439,187 0.13%
Chi phí sx hàng mẫu 201,654,735 0.86% - 0.00%
Tổng 23,543,545,406 27,657,950,729
Xét trong cơ cấu các khoản mục của chi phí bán hàng thì tỷ trọng các từng khoản mục so với tổng chi phí bán hàng duy trì khá ổn định, trong đó phí xuất khẩu hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 68%. Điều này là phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi doanh thu xuất khẩu chiếm đến 98% tổng doanh thu.
Tuy nhiên trong năm 2013, khoản hoa hồng bán hàng có mức tăng khá cao đến 85% so với năm 2012. Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc tiêu thụ trên thị trường càng khó khăn với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường, công ty cần phải gia tăng khoản mục hoa hồng cho người mua để đảm bảo tăng trưởng doanh số. Chính sách bán hàng này đã mang lại hiệu quả tích cực khi giup doanh thu của công ty tăng trưởng.
Đặc biệt, công ty không phát sinh chi phí nợ xấu trong những năm vừa qua. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của công ty đã mang lại hiệu quả rất tốt, góp phần thuc đẩy tăng trưởng doanh số, đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng của các khoản mục phải thu.