Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

Một phần của tài liệu viện trợ phát triển chính thức oda (Trang 45 - 48)

III. Một số giải pháp:

3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.

3.1.Thực hiện đồng bộ quy trình thẩm định và thực hiện dự án.

Dự án đầu tư bằng vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ các cơ quan Chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp từ cả hai phía.

Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt bằng vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng được yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được

phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ. Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời gian thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án được ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được Chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ.

3.2. Đào tạo nguồn nhân lực.

- Tăng cường công tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng lực cho những cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, ký kết những hiệp định với đối tác nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa cả về số lượng và chất lượng của nguồn vốn thu hút được.

- Mở lớp đào tạo ngắn về những kiến thức có liên quan đến ODA, tập huấn về những quy định và thủ tục, điều kiện cung cấp ODA của các nhà tài trợ.

3.3. Cần chấn chỉnh tất cả các khâu từ quy hoach, xây dựng chiến lược đầu tư, thu hút vốn, tiếp nhân vốn, tổ chức thực hiện dự án,nghiệm thu, bàn giao ...

Trong khâu thu hút vốn ODA: phải tăng cường đàm phán để đạt yêu cầu về lãi suất, thời hạn vay, về các điều kiện giải ngân, thực hiện dự án, về định mức chi tiêu, phí tư vấn, chính sách đối với chuyên gia trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi.

Trong tổ chức thực hiện: cần có mô hình quản lý dự án phù hợp, trong đó xác định rõ tính pháp lý của các ban Quản lý dự án. Hoàn thiện quy chế và bộ máy quản lý tài chính, đặc biệt là khâu kiểm soát và thanh quyết toán công trình. Thực hiện tốt các khâu của quy trình dự án đầu tư, đặc biệt là khâu lựa chọn dự án, đấu thầu. Công khai hoá các quy trình, thủ tục, thời hạn, trách nhiệm trong từng khâu của quá trình triển khai dự án. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước, thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa

các cơ quan tổng hợp (như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước), các Bộ chủ quản trong việc quản lý và sử dụng ODA; kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, thực hiện tốt chức năng giám sát kiểm tra và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, chức năng kế toán, thống kê, kiểm toán báo cáo tài chính các dự án ODA.

3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án

Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường họat động chuyên môn để thẩm định, đánh gía, phát hịên và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, dự toán. Tăng cường quản lý tài sản của các Ban quản lý dự án theo Quy chế về quản lý tài sản nhà nước. Thực hiện chế độ trách nhịêm vật chất, trách nhịêm pháp lý đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán.

3.5. Xác lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp trong việc quản lý, sử dụng, giám sát vốn ODA.

Cần tạo lập cơ chế phối hợp giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp, tư pháp để nâng cao hiệu lực quản lý, sử dụng và giám sát sử dụng vốn ODA, như Quy định chế độ báo cáo, chế độ trách nhiệm; các chế tài cần thiết trong trường hợp các cơ quan nhà nước không xem xét giải quyết, hoặc giải quyết không thoả đáng những kiến nghị của Quốc hội. Cần xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội với các Uỷ ban khác của Quốc hội trong việc giám sát sử dụng vốn ODA; tăng cường phối hợp với các cơ quan của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp để theo dõi, giám sát sử dụng vốn ODA cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương. Sau giám sát, cần có kiến nghị xác đáng để tăng cường quản lý sử dụng vốn ODA đúng mục đích, có hịêu quả. Kiểm toán Nhà nước là cơ quan đóng vai trò đắc lực trong vịêc thực hịên kiểm toán các chương trình/dự án ODA, có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán với Quốc hội . Các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân tối cao được sử dụng để phục vụ cho họat động giám sát.

Một phần của tài liệu viện trợ phát triển chính thức oda (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w