Giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Kiểm toán Nhà nước trực thuộc

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức bộ máy Kinh tế nhà nước (Trang 26 - 27)

quan Luật pháp

Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật KTNN ngày 14/06/2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 24/06/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định về vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của KTNN, trong điều 13 quy định KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Như vậy về mặt tổ chức KTNN không phụ thuộc Chính phủ.

KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. QUỐC HỘI VIỆN KIỂM SOÁT NHÂN DÂN TỐI CAO CHÍNH PHỦ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI

CAO Các Bộ Các Cơ quan ngang Bộ Các cơ quan thuộc Chính phủ: + Kiểm toán Nhà nước

+ Các cơ quan thuộc Chính phủ khác

Tổng KTN là người đứng đầu KTNN, chịu trách nhiệm toàn bộ về tổ chức và hoạt động của KTNN, tính độc lập của Tổng KTNN được đảm bảo thông qua quy trình bổ nhiệm và miễn nhiệm được quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật KTNN: “Tổng KTNN do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm theo để nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau khi trao đổi thống nhất với Thủ tường Chính phủ”, Tổng KTNN có nhiệm kỳ dài tới 7 năm.

Luật KTNN là một trong số rất ít các luật trong hệ thống luật của Việt Nam có chương quy định riêng về đảm bảo hoạt động, đó là bảo đảm về nhân lực, vật lực cho hoạt động của cơ quan KTNN, đặc biệt hơn là sự đảm bảo về tài sản chính, là cơ sở cho sự độc lập khách quan trong hoạt động của cơ quan KTNN. “KTNN có kinh phí hoạt động riêng, là đơn vị dự toán cấp 1 của ngân sách trung ương. Kinh phí hoạt động của KTNN do KTNN lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định”.

Về giá trị của báo cáo kiểm toán – Báo cáo kiểm toán của KTNN xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đáng giá tính tuân thủ pháp luật,tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Báo cáo kiểm toán là căn cứ quan trọng để Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong quá trình thực hiện chức năng của mình; đối tượng kiểm toán phải thực hiện các kết luận kiến nghị của KTNN về các sai phạm đã được chỉ ra trong báo cáo kiểm toán.

Một phần của tài liệu Mô hình tổ chức bộ máy Kinh tế nhà nước (Trang 26 - 27)