Biểu đồ: Biểu đồ là hình vẽ cụ thể hóa các số liệu để dễ trực quan hơn Thông thường chúng ta hay gặp các kiểu biểu đồ sau đây:

Một phần của tài liệu Tài liệu tốt nghiệp 12 (giảm tải) 2013 (Trang 32 - 34)

biểu đồ sau đây:

1. Biểu đồ hình cột : Nhằm biểu diễn, so sánh các đại lượng.

Có hai loại biểu đồ cột :

a. Cột chồng : Nhằm thể hiện một tổng trong đó có nhiều bộ phận.

b. Cột ghép : Nhằm biễu diễn, so sánh các đại lượng riêng lẻ hoặc các bộ phận của một tổng.* Khi vẽ biểu đồ cột ta phải chú ý các điểm sau: * Khi vẽ biểu đồ cột ta phải chú ý các điểm sau:

- Khoảng cách giữa các cột phải tỉ lệ với thời gian. Không nên chia trước khoảng cách thời gian trên trục hoành mà nên vẽ từng cột. Vẽ xong một cột ta lại lấy khoảng cách.

- Ghi giá trị lên đầu mỗi cột.

- Không nối các đầu cột lại với nhau để thành một đường.

- Không làm dấu không liên tục để nối đầu cột với trục giá trị ( trục hoành).

2. Biểu đồ đường biễu diễn : (Đồ thị ) Nhằm biễu diễn so sánh các đại lượng, nhưng các đại lượng này diễn ra theo thời gian. Biểu đồ đường thiên về việc thể hiện sự thay đổi, đặc biệt là tốc độ thay đổi.

* Vẽ biểu đồ đường ta phải lưu ý các điểm sau : - Phải chia khoảng cách thời gian thật chính xác . - Ghi giá trị vào từng thời điểm .

- Trên một hệ toạ độ ta có thể vẽ được rất nhiều đường biễu diễn nếu các đại lượng có cùng đơn vị, nếu khác đơn vị ta chỉ có thể vẽ tối đa 2 đường với hai trục tung cho hai loại đơn vị. Nếu nhiều đại lượng khác đơn vị ta phải đưa

các đơn vị đó về cùng 1 loại bằng cách chọn năm đầu tiên là 100% rồi tính % của các năm tiếp theo . Ta sẽ có cùng đơn vị là %.

3. Biểu đồ hình tròn : Nhằm biểu diễn 1 cơ cấu ( Cơ cấu 100 % ). Cơ cấu là một tổng hoàn chỉnh được kết hợp bởi các bộ phận. Cơ cấu có thể là theo giá trị tuyệt đối . Để vẽ biểu đồ tròn ta phải chuyển thành giá trị tương đối. Khi các bộ phận. Cơ cấu có thể là theo giá trị tuyệt đối . Để vẽ biểu đồ tròn ta phải chuyển thành giá trị tương đối. Khi vẽ biểu đồ đường tròn ta có ba trường hợp:

a. Các vòng tròn bằng nhau : khi biết cơ cấu mà không biết quy mô.

b. Các vòng tròn lớn nhỏ khác nhau một cách tượng trưng: Khi biết rõ cơ cấu, còn quy mô biết khác nhau nhưng

không cụ thể.

c. Hai vòng tròn lớn nhỏ khác nhau theo tỉ lệ: Khi biết rõ cả quy mô lẫn cơ cấu. * Khi vẽ biểu đồ tròn ta cần chú ý :

- Tính độ cung để vẽ cho chính xác ( 100 % = 3600 , 1% = 3,60 ) - Ghi phần trăm (%) vào mỗi phần.

- Vẽ theo chiều kim đồng hồ , bắt đầu từ 12h 00

- Nếu vẽ các vòng tròn lớn nhỏ theo tỉ lệ thì chú ý tính R , bán kính các vòng tròn được tính như sau :

21 1 1 2 2 R S S R = 2 1 1 3 3 R S S R = R1 : bán kính vòng tròn chuẩn: 1đvbk (tự chọn tùy ý).

R2 : bán kính vòng tròn phải vẽ cho tỷ lệ với vòng tròn chuẩn. S1 : Diện tích vòng tròn chuẩn.

S2 : Diện tích vòng tròn phải vẽ .

4. Biểu đồ kết hợp :

a. Kết hợp giữa tròn và cột: Dùng để thể hiện mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều đại lượng khác đơn vị hoặc giữa một

đại lượng với một cơ cấu.

b. Kết hợp giữa cột và đường: Thể hiện mối quan hệ giữa nhiều đại lượng cùng hoặc khác đơn vị nhưng diễn ra qua

nhiều năm.

* Khi vẽ biểu đồ kết hợp phải chú ý:

- Lựa chọn thang của hai trục giá trị Y và Y’ cho thích hợp để biểu đồ dễ đọc và mang tính mỹ thuật. Giá trị cao nhất của hai đại lượng trên hai thang phải ngang nhau để dễ so sánh.

- Nên vẽ cột trước sau đó chọn trục tung thứ 2 để vẽ đường. - Khoảng cách thời gian phải tuyệt đối tỉ lệ nhau.

5. Biểu đồ miền: Thể hiện 1 cơ cấu nhưng cơ cấu đó diễn ra qua nhiều năm.* Khi vẽ biểu đồ miền ta phải chú ý: * Khi vẽ biểu đồ miền ta phải chú ý:

- Ghi các giá trị của các mốc thời gian vào các miền. Giá trị của miền nào ta ghi vào miền đó. - Có kí hiệu riêng cho từng miền ở ngoài, không nên ghi kí hiệu vào ngay trong biểu đồ.

- Nếu có nhiều miền ta chồng các miền lên nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu tốt nghiệp 12 (giảm tải) 2013 (Trang 32 - 34)