Ba vùng kinh tế trọng điểm.

Một phần của tài liệu Tài liệu tốt nghiệp 12 (giảm tải) 2013 (Trang 31 - 32)

1. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

- Gồm 5 tỉnh, Thành: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, sau năm 2000 bổ sung thêm 2 tỉnh ( Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.) có diện tích 15,3 nghìn km2, dân số 13,7 triệu người, chiếm 18,9% GDP cả nước có tốc độ tăng trưởng 11,2%.

- Đây là vùng hội tụ nhiều thế mạnh để phát triển: vị trí địa lí, tài nguyên, dân cư lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật. - Để đẩy mạnh phát triển kinh tế của vùng cần giải quyết một số vấn đề:

+ Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, xây dựng khu công nghiệp tập trung, bảo vệ môi trường.

- Quan tâm đến việc phát triển các ngành thương mại, du lịch và các ngành dịch vụ khác. - Đối với nông nghiệp cần chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng cao.

2. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam .

- Gồm 4 tỉnh, Thành: Tp HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, sau năm 2000 bổ sung thêm 4 tỉnh ( Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang), có diện tích 28.000 km2, dân số 13,7 triệu người, chiếm 42,7% GDP cả nước và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 11,9%.

- Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung nhiều thế mạnh về tự nhiên, kinh tế xã hội.

- Đây là vùng có kinh tế phát triển nhất nước, có lợi thế về lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn dầu khí, thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài.

- Trong những năm tới công nghiệp vẫn sẽ là động lực cho sự phát triển của vùng với các ngành cơ bản, trọng điểm công nghệ cao. Xây dựng nhiều khu công nghiệp.

- Dịch vụ cần được tiếp tục đẩy mạnh với các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch. 3. Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung:

- Gồm 4 tỉnh, Thành: Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, sau năm 2000 bổ sung thêm 1 tỉnh là Bình Định, có diện tích 27.900 km2, dân số 6 triệu, chiếm 5,3% GDP cả nước và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 10,7%.

- Vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, mặc dù việc khai thác hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. ( vị trí chuyển tiếp Bắc - Nam, cửa ngõ của Tây Nguyên, tài nguyên biển phong phú...).

- Trên lãnh thổ của vùng đang triển khai những dự án lớn, trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

Một phần của tài liệu Tài liệu tốt nghiệp 12 (giảm tải) 2013 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w