Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNN Bình Lục

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Tăng cường huy động vốn tại NHNNPTNT huyện Bình Lục Hà Nam” (Trang 42 - 44)

Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chính và có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống còn cũng như phát triển của các NHTM. Nhất là trong nền kinh tế nước ta những năm gần đây, trước sự bùng nổ của hệ thống

NHTM thì sự cạnh tranh trong việc thu hút vốn lại càng gay gắt hơn bao giờ hết. Năm 2008 cũng như những tháng đầu năm 2009 đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất huy động của hệ thống các NHTM. Điều này càng chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn trong các NHTM.

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Bình Lục cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Đối mặt với rất nhiều khó khăn trong nền kinh tế hiện đại, chi nhánh luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn và luôn đặt nó làm nhiệm vụ trung tâm trong mọi thời kỳ. Có thê thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong những năm qua có tăng trưởng nhanh nhưng vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như vị thế của một chi nhánh có lịch sử hoạt động và bề dày uy tín lâu dài đến thế. Do đó, để tăng cường huy động vốn, ngân hàng phải đưa ra những giải pháp thực sự hiệu quả. Với những kiến thức đã được học tại nhà trường cùng với thời gian thực tập tại NHNo & PTNT huyện Bình Lục, em xin được đưa ra một số giải pháp bao gồm nhóm giải pháp chủ yếu và nhóm giải pháp bổ trợ như sau.

3.

Ị. 1 Nân2 cao côn2 tác dư báo tình hình kinh tế

Nen kinh tế quốc tế và trong nước những năm gần đây có rất nhiều sự biến động mạnh mẽ. Có thế thấy trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, nền kinh tế đã ghi nhận rất nhiều sự biến động sâu sắc. Nen kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế. Mỹ, trung tâm kinh tế tài chính có sức chi phối lớn trên toàn cầu bước vào cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất, ảnh hưởng của nó còn lan tới cả châu Âu, châu Á rộng lớn... Và không chi trên thị trường tín dụng, sự suy thoái này còn lan rộng trên cả thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái...Giá dầu, giá vàng tăng mạnh, với việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trừ liên bang Mỹ FED thì giá USD có xu hướng giảm nhưng vẫn có những biến động thất thường.

Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn bão suy thoái đó. Các chỉ số của nền kinh tế trong năm 2007 có nhiều điểm tiêu cực. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và vẫn duy trì được mức tăng trưởng cũ là 8,48% nhưng tỷ lệ lạm phát tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2007 tăng đến 12,63% so với cùng kì năm ngoái. Hơn thế nữa, chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiếp tục leo thang vào những tháng đầu năm

2008, quý 1/2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng hơn 16% so với cùng kì năm ngoái. Bên cạnh đó, trong năm 2007, Việt Nam nhập siêu gấp 2,7 lần năm 2006, trong khi giá cả hàng hóa quốc tế đều tăng mạnh. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán cũng đang bước vào trên đà suy thoái.

Điều này dẫn đến việc NHNN phải thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở, tăng lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc... Các động thái này đã làm ảnh hưởng lớn đến các nghiệp vụ của NHTM, nhất là hoạt động huy động vốn. Lãi suất huy động thay đổi liên tục. Đối với nội tệ, tháng 2/2008 ghi nhận cuộc chạy đua lãi suất của các NHTM để thu hút lượng vốn lớn để mua tín phiếu bắt buộc, đối với ngoại tê, lãi suất giảm mạnh vào tháng 2/2007, tăng mạnh vào tháng 6/2007, giảm vào các tháng cuối năm 2007 nhưng đến bây giờ lại có xu hướng tăng mạnh.

Như vậy, có thể thấy, để có the hoàn thành kế hoạch huy động vốn đã đề ra trong tình trạng nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay, Chi nhánh cần nâng cao công tác

phân tích, dự đoán, dự báo toàn bộ nền kinh tế quốc tế nói chung, Việt Nam nói riêng, hoạt động tài chính ngân hàng và hoạt động huy động vốn.

Thứ nhất, để làm tốt công tác này trước tiên ngân hàng cần có một đội ngũ chuyên gia phân tích, dự báo chuyên nghiệp. Hiện nay, đây chỉ là một nhiêm vụ của phòng kế hoạch, bởi vậy, Chi nhánh nên thành lập riêng phòng phân tích chịu trách nhiệm báo cáo đối với ban lãnh đạo để có thể kịp thời thông báo và có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trước những biến động đó.

Thứ hai, để quá trình phân tích được tiến hành một cách hiệu quả thì cần thu thập một lượng thông tin chính xác và đủ lớn. Thông tin được thu nhập phải là nguồn số liệu từ nhiều nguồn, nhiều loại, bao gồm cả trong nước và quốc tế.

Thứ ba, cần phải sử dụng các phương pháp phân tích và dự báo thích hợp. Ket hợp nhiều phương pháp để đưa ra các kết quả có độ chính xác cao nhất.

Công tác phân tích, dự báo kinh tế vẫn chưa thực sự được ngân hàng chú trọng, phát triển. Do đó, trong tương lai, Chi nhánh cần phải chú trọng nhiều hơn trong việc phát triển, đào tạo nhân lực, phát triển công tác này, để có thể có các chiến lược, kế hoạch hoạt động chủ động, thích ứng với những biến động của nền kinh tế.

3.1.2 Giải pháp về sản phẩm huv đông von

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: “Tăng cường huy động vốn tại NHNNPTNT huyện Bình Lục Hà Nam” (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w