Các đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển kế toán thuế TNDN

Một phần của tài liệu công tác quản lý thuế TNDN tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Xây Dựng Đức Hà. (Trang 46 - 49)

TNDN

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế TNDN hiện hành

Qua khảo sát thực tế công tác kế toán thuế TNDN tại các Công ty cổ phần Dệt may trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đề xuất phương hướng giải pháp để nâng cao chất lượng kế toán thuế TNDN như sau :

Việc không chủ động xác định các khoản chênh lệch vĩnh viễn và không xuất toán các khoản chi phí không hợp lý hợp lệ theo quy định thuế làm cho xác định thuế TNDN hiện hành không chính xác so với cơ quan thuế. Kết quả khảo sát cho thấy số thuế TNDN đã nộp luôn thấp hơn số thuế TNDN phải nộp vì vậy đơn vị phải nộp bổ sung số thuế này.

Việc kê khai và xác định đúng số thuế TNDN phải nộp là cần thiết và tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó cuối năm tài chính khi lập tờ khai tự quyết toán thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN, sau khi xác định được tổng lợi nhuận trước thuế, kế toán phải xác định thu nhập chịu thuế bằng cách điều chỉnh tăng tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (thông qua các chỉ tiêu như điều chỉnh tăng doanh thu, chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm, chi phí khấu hao TSCĐ không đúng quy định,...) hoặc điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận trước thuế TNDN (thông qua các chỉ tiêu như chi phí của phần doanh thu điều chỉnh tăng, và một số chỉ tiêu điều chỉnh khác. Kế toán phải điều chỉnh tăng (giảm) tổng lợi nhuận trước thuế để xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Tại thời điểm cuối năm tài chính, kế toán các công ty đã không thực hiện các bút toán điều chỉnh này. Tác giả đưa ra bảng hoàn thiện các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế tại phụ lục 4.1

Sau khi xác định được khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán lập Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế (Phụ lục 4.2). Sau đó lập Bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả (Phụ lục 4.3) Căn cứ vào Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả kế toán phản ánh vào TK 3334 "Nợ thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả " và tài khoản 8212 "Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" theo nguyên tắc: Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhận trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung số số chênh lệch vào bên có tài khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi vào bên Nợ tài khoản phí thuế TNDN hoãn lại

►Lập chứng từ phản ánh và ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại

Sau khi xác định được khoản chênh lêch tạm thời được khấu trừ, kế toán lập "Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ". Sau đó kế toán lập "Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại". (Phụ lục 4.4)

Căn cứ vào Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại kế toán phản ánh vào TK 3334 "Tài sản thuế thu nhập hoãn lại" và tài khoản 8212 "Chi

phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại" theo nguyên tắc : Số phát sinh

trong năm lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị vào bên Nợ tài khoản tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp và ghi vào bên Có tài khoản chi phí thuế TNDN hoãn lại

►Cuối năm tài chính kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (TK

8212) sang TK 911 theo nguyên tắc: căn cứ vào số phát sinh bên Nợ và bên

Có của tài khoản 8212 để kết chuyển phần chênh lệch giữa phát sinh có và phát sinh nợ vào TK 911.

- Số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn bên Có TK 8212 , kế toán kết chuyển số chênh lệch sang bên Có tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. - Số phát sinh bên Nợ lớn hơn bên Có TK 8212 , kế toán kết chuyển số chênh lệch sang bên nợ tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh.

*Hoàn thiện thông tin về thuế TNDN trên báo cáo tài chính tại các chi

nhánh :

Như đã trình bày ở trên, các chi nhánh không xác định chênh lệch tam thời nên không hạch toán vào tài khoản: tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả do vậy các chi nhánh cần bổ sung thêm các nội dung sau cho phù hợp với chuẩn mực kế toán số 17 và chế độ kế toán mới:

►Trên Báo cáo tài chính (chỉ tiêu thuế TNDN) tại các chi nhánh cần bổ sung thêm các nội dung tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Đồng thời cần bổ sung thêm việc thuyết minh chi tiết các chỉ tiêu như: Tài sản thuế TN hoãn lại, thuế TN hoãn lại phải trả.

- Chỉ tiêu tài sản thuế TNDN hoãn lại cần thuyết minh chi tiết các liên quan đến các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng, khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng, khoản được ghi nhận từ năm trước.

- Chỉ tiêu thuế TNDN hoãn lại phải trả cần thuyết minh chi tiết các liên quan phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, khoản được ghi nhận từ các năm trước.

- Đối với chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hiện hành cần thuyết minh chi tiết khoản thuế tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành, khoản điều chỉnh của các năm trước và năm nay, tổng chi phí thuế TNDN hiện hành.

- Đối với chỉ tiêu chi phí thuế TNDN hoãn lại cần thuyết minh chi tiết khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, khoản phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại, khoản phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, khoản phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng, khoản phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế TNDN hoãn lại phải trả, tổng chi phí thuế TNDN hoãn lại.

►Trên Bảng cân đối kế toán:

Qua khảo sát thực tế trong Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Xây Dựng Đức Hàd chỉ tiêu thuế TNDN phải nộp được theo dõi chung trong chỉ tiêu các khoản phải trả và công nợ khác. Do vậy, để phản ánh cụ thể, chính xác hơn các chỉ tiêu về thu nhâp doanh nghiệp, kế toán nên bổ sung thêm hai chỉ tiêu tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

►Trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu công tác quản lý thuế TNDN tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Và Xây Dựng Đức Hà. (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w