Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu skkn sưu tầm và xây dụng kho tư liệu để dạy học môn sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của HS (Trang 57 - 61)

10. Cấu trúc khoá luận

3.5. Kết quả thực nghiệm

3.5.1. Về mặt định tính

Thông qua việc trực tiếp giảng dạy, dự giờ (GV, sinh viên thực tập), qua nhận xét của GV, qua quan sát và trao đổi với HS, có thể đánh giá khái quát như sau:

- Lớp thực nghiệm số HS phát biểu xây dựng bài nhiều hơn lớp đối chứng. Cho thấy tư liệu đã kích thích tính tò mò, tìm tòi, khám phá của HS nên HS tập trung tham gia vào bài học của GV, chăm chú nghe giảng, ghi chép… đấy chính là ưu điểm của lớp thực nghiệm có sử dụng tư liệu để tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS.

- Không khí lớp học sôi nổi với các cuộc thảo luận giữa các thành viên trong lớp trước các tình huống của các tư liệu do GV đưa ra, đây là yếu tố giúp bài học ở lớp thực nghiệm đạt kết quả tốt hơn lớp đối chứng.

3.5.2.Về mặt định lượng

3.5.2.1. Xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm

Tiến hành khảo sát 1 bài kiểm tra vào tuần 4 tiết 8 ngày dạy 13/9/2010 (sau khi giảng dạy), thời gian kiểm tra là 15 phút, học sinh làm bài trên giấy (do GV phát), Bài thi được chia thành 2 phần: trắc nghiệm và tự luận.

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần suất

Bảng phân phối tần suất tích lũy lớ

p Số bài % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Wi %)

2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 35 0 0 2,86 8,57 11,43 17,14 20,00 22,86 17,14 Đ

C 35 2,86 8,57 11,43 34,29 14,28 14,28 8,57 2,86 2,86

Bảng 3.2. Phân phối tần suất luỹ tích

Bảng phân phối tần suất tích lũy lớ

p Số bài % số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Wi %)

2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 35 0 0 2,86 11,43 22,86 40,0 60,0 82,86 100

Đ

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn đường lũy tích của lớp thực nghiệm và đối chứng Bảng 3.3. Bảng tổng hợp tham số đặc trưng Lớp Các tham số đặc trưng X ± m S2 S Cv (%) td tα (bảng) 95% 99% TN 7,80±0,05 2,73 0,28 3,6 33,0 2,042 2,750 ĐC 5,49±0,05 2,54 0,29 4,07 3.5.2.2. Nhận xét

Kết quả cho thấy:

Có sự khác nhau giữa điểm trung bình (X ) ở lớp TN và lớp ĐC. Điểm trung bình ở lớp TN cao hơn điểm trung bình ở lớp ĐC. Tỷ lệ HS trung bình và yếu ở lớp thực nghiệm giảm hẳn trong khi đó tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên rõ rệt so với lớp đối chứng.

Dựa vào đồ thị 3.2 ta thấy tỉ lệ học sinh có điểm từ trung bình trở xuống của lớp TN (11.43%) ít hơn so với tỉ lệ học sinh có điểm từ trung bình trở xuống của lớp ĐC (51.15%) và tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình của lớp TN chiếm tỉ lệ (88.57) so với tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình của lớp ĐC (48.85)

Dựa vào bảng 3.3 ta thấy hệ số biến thiên (Cv%) ở cả 2 lớp TN và ĐC < 10 cho thấy dao động nhỏ nên kết quả thu được có độ tin cậy cao. Hệ số biến thiên ở lớp TN thấp hơn hệ số biến thiên ở lớp ĐC chứng tỏ kết quả thu được ở lớp TN có độ tin cậy cao hơn so với lớp ĐC.

So sánh td với tα (tra từ bảng phân phối Student), ta có:

+ Nếu td ≥ tα: Sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có nghĩa W%

+ Nếu td < tα: Sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là không có ý nghĩa * Kết quả thu được ở bảng 3.3 ta thấy td > tα, vậy kết quả thu được là có ý nghĩa

Như vậy, việc sử dụng tư liệu trong giảng dạy đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp HS khắc sâu, nắm vững tri thức cũng như nâng cao độ bền kiến thức cho HS.

3.5.2.3. Kết luận

Tóm lại, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu trong giảng dạy Sinh học 7 bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc phát huy tính tích cực của HS. Tất nhiên không hoàn toàn là phải luôn sử dụng tư liệu mới kích thích hứng thú, tính tích cực học tập của HS nhưng có thể khẳng định rằng sử dụng hệ thống tư liệu trong dạy học Sinh học 7 làm cho bài giảng logic hơn, sinh động hơn và đạt được mục đích dễ dàng hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài “Sưu tầm và xây dựng kho tư liệu để dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của Học Sinh” chúng tôi xin rút ra các kết luận sau:

1. Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy tất cả GV đều cần thêm tư liệu để giảng dạy và HS rất hứng thú đối với tư liệu trong giờ học Sinh học 7. Vì vậy việc sưu tầm và xây dựng kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7 theo hướng phát huy tính tích cực của HS là cần thiết.

2. Đã lập được bảng hệ thống tư liệu cần sưu tầm, xây dựng được kho tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy môn Sinh học 7.

3. Đã khai thác, sưu tầm và xây dựng kho tư liệu với 1121 tư liệu thuộc kênh hình, 68 tư liệu thuộc kênh chữ, 109 tư liệu về phim.

4. Đã đề xuất các phương pháp và biện pháp sử dụng tư liệu trong dạy học Sinh học 7 cụ thể là: Sử dụng trong dạy bài mới, sử dụng trong củng cố bài học, sử dụng tư liệu trong kiểm tra đánh giá.

5. Tiến hành thực nghiệm 2 bài, kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã khẳng định giá trị của hệ thống tư liệu trong việc nâng cao hiệu quả dạy học môn Sinh học 7. Tư liệu không những giúp HS tiếp thu kiến thức chủ động mà còn phát huy được tính sáng tạo trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu skkn sưu tầm và xây dụng kho tư liệu để dạy học môn sinh học 7 ở trường THCS theo hướng phát huy tính tích cực của HS (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w