Phân tích ngành sữa

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích triển vọng (Trang 35 - 40)

1. Phân tích cạnh tranh của ngành sữa theo Michael Porter

Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: các công ty trong ngành sữa có lợi thế

mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa của cả nước. Bên cạnh đó, ngành sữa còn phụ thuộc vào nguyên liệu sữa nhập khẩu từ nước ngoài. Như vậy năng lực thương lượng của nhà cung cấp tương đối cao.

Năng lực thương lượng của người mua: ngành sữa không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân

phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất lợi từ phia nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Năng lực thương lượng của người mua thấp.

Đe dọa của sản phẩm thay thế: Mặt hàng sữa hiện nay chưa có sản phẩm thay thế. Tuy

nhiên, nếu xét rộng ra nhu cầu của người tiêu dùng , sản phẩm sữa có thể cạnh tranh với nhiều mặt hàng chăm sóc sức khỏe khác như nước giải khát…Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

Nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng: Đối với sản phẩm sữa thì chi phí gia nhập

ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn để thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao.

Sự cạnh tranh sữa ở các công ty trong ngành: ngành sữa bị cạnh tranh cao ở các công ty

sữa trong ngành như Hanoimilk, Abbott, Mead Jonson, Nestlé, Dutch lady…Trong tương lai, thị trường sữa Việt Nam tiếp tục mở rộng và mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Như vậy ngành sữalà môi trường khá hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì sự cạnh tranh cao, môi trường nhập cuộc tương đối cao, chưa có sản phẩm thay thế nào tôt trên thị trường, nhà cung cấp và người mua có vị trí không cao trên thị trường.

2. Chu kỳ kinh doanh

Sữa là một sản phẩm cần thiết, là mặt hàng chủ lực và sản phẩm cấp thiết cho nên nó không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế vì người tiêu dùng vẫn cần mua chúng thường xuyên. Hơn nữa, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe cũng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp sữa. Việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận trên mức bình thường là độc lập với chu kỳ kinh tế. Phạm vi sản phẩm

3. Phân tích môi trường vĩ mô, quốc gia

3.1 Công nghệ

Thay đổi đơn giản trong các thức chăn nuôi thực tế và cách hàng hóa được quản lý là kết quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện đáng kể năng lực công nghệ. Điều này bao gồm từ chế độ ăn cho đến các tiếp cận với nước sạch và các công nghệ đơn

giản để làm mát động vật ở vùng khí hậu nhiệt đới. Đặc biệt, quy trình ăn là chìa khóa để nâng cao năng suất vì thức ăn chiếm tới hơn 70% chi phí của sản phẩm sữa.

Tăng cường con giống cũng dẫn đến tăng năng suất trong sản xuất. Gần đây, công ty hiện đại hóa chuỗi dây chuyền sản phảm, từ tự động nguyên liệu thô cho đến những sản phẩm hoàn thành đều được kiểm soát chặt chẽ…

Kết luận, công nghệ làm gia tăng doanh thu

Tuy nhiên, các trang trại sữa vẫn đang trong gia đoạn xây dựng, với nguồn sữa từ hàng triệu các nông trại nhỏ. Quy mô của các nhà sản xuất nhỏ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, hầu hết chúng thiếu các thông tin và công nghệ cần thiết (như nguồn thức ăn, công nghệ chế biến và dự trữ sữa). Hơn nữa, các trang trại nhỏ vẫn duy trì các phương pháp truyền thống trong quy trình chế biến sữa; các quy trình cũ trong quá trình vắt sữa sẽ làm cho sữa không đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, quá trình vắt sữa và kĩ thuật phụ trợ cũng làm cho sữa không đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Mặc dù có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ trong khâu sinh sản và dịch vụ thú y nhưng vẫn không đủ phục vụ cho các yêu cầu nghành sữa. Các dịch vụ thú y nhà nước không có hệ thống sử dụng cho người nông dân chăn nuôi bò sữa. Tổng thể, thiếu hụt những thú y có đủ trình độ chuyên môn và kiến thức trong chăn nuôi bò sữa là một vấn đề quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam.

Chất lượng sữa được cân nhắc là yếu tố chính cho việc đóng chai theo tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm của các nước và nó không phụ thuộc vào bất kì một tiêu chuẩn nào của các trang trại, mà nó được láy theo chuẩn chung của các trung tâm. Điều này gây khó khăn cho các trang trại nhỏ và kết quả nó làm cho sản phẩm sữa trong nước khó cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài.

3.2 Hỗ trợ của Chính phủ

Chính Phủ giữ giá thực phẩm dưới sự kiểm soát để mà bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, thị trường thực phẩm được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững.

Với sự hỗ trợ của Chính Phủ và các chính quyền địa phương, ngành sữa sẽ tiếp tục đóng góp lớn bằng việc mở rộng nhanh các hoạt động cung cấp sữa qua các nước. Mục tiêu của chương trình phát triển sữa Quốc gia (NĐP) là để: thay thế nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, gia tăng thu nhập khu vực nông thôn.

Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã ký quyết định số 3399/QĐ-BTC yêu cầu Việt Nam từng bước hiện đại và đồng bộ hóa chuỗi nguyên liệu thô để hoàn thành sản xuất theo hướng công nghiệp từ năm 2015 và kế hoạch 2020. Theo như hoạch định thì tới năm 2015, ngành công nghiệp sữa Việt Nam sẽ sản xuất xấp xỉ 1.9 tỷ lit sữa tươi. Một người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ trung bình 21 lit sữa một năm. Cuối cùng, sản xuất sữa của Việt Nam sẽ đạt 660 triệu lit để đáp ứng được 35% nhu cầu trong nước.

Chính quyền tỉnh cũng phải tạo điều kiện cho ngành sữa phát triển bao gồm các yêu tiên như:

- Miễn phí hoặc trợ cấp cho các dịch vụ vacxin

- Hỗ trợ 200.000 đồng cho mỗi con bê đực được sinh ra trong 3 năm đầu của dự án sữa

- Trợ cấp 2-3 triệu đồng để mua bò Laisind cho việc thụ tinh với các giống bò sữa - Hỗ trợ 5-7 triệu đồng cho mua các giống bò ngoại lai

- Miễn phí lãi suất vay ngân hàng từ 1-3 năm cho việc vay mua bò sữa - Hỗ trợ chi phí cho việc phát triển khu vực nuôi bò

- Hỗ trợ chi phí sản xuất khu nguyên liệu cỏ cho bò - Hỗ trợ thu thập sữa và vẫn chuyển

- Miễn thuế đến nông nghiệp

- Ưu tiên quỹ đất cho phát triển thức ăn gia súc - Thực hiện hoàn thuế VAT và mua sữa trực tiếp

- Tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng sữa để nâng cao kiến thức trong cộng đồng

- Hỗ trợ công ty sữa trong việc đào tạo lực lượng lao động tiền đề - Huy động tất cả các nguồn vốn để đầu tư vào các dự án về sữa

Gần đây, trong nỗ lực quản để quảng bá sản phẩm của địa phương và hỗ trợ các nhà máy trong cạnh tranh với các đối tác nước ngoài, Chính phủ Việt Nam bắt đầu một chiến dịch quốc gia gọi là – Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Chiến dịch này được sự hưởng ứng của rất nhiều cửa hàng, các chuỗi siêu thị trong và ngoài nước, để cố gắng thúc đẩy

người tiêu dùng bằng cách thúc đẩy thương hiệu trong nước. Kết quả của chiến dịch giúp tăng cường sức càu với các sản phẩm trong nước ở các siêu thị, của hàng bán lẽ và chợ. Tóm lại, với sự hỗ trợ của chính phủ, thì các trang trại và ngành công nghiệp sữa đang phát triển rất nhanh và bền vững.

3.3 Thay đổi yếu tố xã hội

Đối với Việt Nam , thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Sự tiếp cận các nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng rôn…khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất.

Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế công ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của công ty.

Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của người Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp hơn so với trên thế giới cộng thêm tâm lí muốn chứng tỏ bản than và tạo được sự chú ý cả người khác. Vì lẽ đó, một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khỏe mạnh, phát triển hoàn toàn về thể chất và trí tuệ, con người năng động và sáng tạo, một hình mẫu lý tưởng, dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.

Một điều thú vị nữa cũng không kém phần quan trọng trệc trong quan điểm của người Á đông việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu mạnh trước các dòng sản phẩm của nước ngoài ( dù có các chính sách hỗ trợ của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đấy với người tiêu dùng.

3.4 Yếu tố nhân khẩu học

Theo điều tra của tổng cục Thông kê thì Việt Nam hiện là nước có dân số đông với cơ câu như sau:

Tổng dân số: 90.789.573 người - Số nữ giới: 43.307.024 người

- Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ - Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)

- Số dân sống ở khu vực thành thị: 25.374.262 người (chiếm 29,6% dân số cả nước).

- 0-14 tuổi: 29,4% (nam 12.524.098; nữ 11.807.763) - 15-64 tuổi: 65% (nam 26.475.156; nữ 27.239.543) - Trên 65 tuổi: 5,6% (nam 1.928.568; nữ 2.714.390) - Tỷ lệ sinh: 19,58 sinh/1.000 dân

Với kết cấu dân số như vậy ta có dự báo quy mô tiêu thụ sữa sẽ liên tục gia tăng trong tương lai

Mức sống của người dân :

Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2006 là 7,6 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Chênh lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với nhóm 10% người nghèo nhất là 13,5 lần (2004) và ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống Sữa. Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước. Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm lượng khách hàng tiêu thụ sữa.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn phân tích tài chính phân tích triển vọng (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w