0
Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG (Trang 30 -35 )

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Vinamilk là công ty cổ phần sữa Việt Nam. Từ khi thành lập từ năm 1976 tới nay, VNM luôn là nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam và nắm giữ hơn 35% thị phần, trong khi Dutch Lady chiếm 24%. VNM là công ty đầu tiên của Việt Nam loạt vào danh sách “200 Công ty hàng đầu Châu Á” do tạp chí Forbes bình chọn. Điều này mang lại nhiều cơ hội mở rộng và phát triển cho VNM. Tuy nhiên, chiến lược của công ty đang chuyển dịch dần từ hướng chỉ tập trung ở thị trường nội địa dần dịch chuyển qua thị trường các nước lân cận, đặc biệt là Lào, Campuchia, Myanmar và Philippine. Giá trị xuất khẩu của VNM liên tục gia tăng và đạt 80 triệu đô vào năm 2011. Những sản phẩm của công ty gồm: sữa tươi, Yogurt, sữa bột, sữa đặc có đường…

Nhà đầu tư nước ngoài sỡ hữu 46%, phần trăm tốt đa tổ chức nước ngoài được sở hữu, trong khi sở hữu của cổ đông nhà nước chiếm 47,3% trong cơ cấu cổ đông. Với hơn 65% cổ phàn được sở hữu bởi tổ chức, công ty có sở hữu tập chung và hoạt động theo một mục tiêu chung. Do đó kế hoạch của công ty được thực hiện rất nhanh và hiệu quả. Nói chung, Với việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cao cũng sẽ nâng cao năng lực quản lý và cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, với việc phẩn lớn cổ phiếu nằm trong tay tổ chức sẽ làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu ở mức thấp. Cổ phiếu cũng dễ bị đẩy lên trên mức giá thực bởi vì sự hoạt động của thị trường. Do đó, đôi khi giá cổ phiếu phản ánh không đầy đủ những thông tin và kết quả của công ty và hội đồng quản trị.

3. Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất kinh doanh sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, bánh, sữa tươi, sữa đậu nành, nước giải khát, nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa khác.

- Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất và nguyên liệu.

- Kinh doanh nhà, môi giới kinh doanh bất động sản, cho thuê kho, bãi. Kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa.

- Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ nhà đất ,cho thuê văn phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư công trình dân dụng

- Chăn nuôi bò sữa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, mua bán động vật sống.

- Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang- xay-phin-hòa tan.

- Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì. - Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa

Thị trường tiềm năng

Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiêu dùng năm 2012 thì sức mua các sản phẩm sữa cao nhất ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh. Chỉ riêng sức mua của hai thành phố đã chiếm hơn 70% thị phần tiêu thụ các sản phẩm từ sữa. Trong khi, người nông thôn chưa uống sữa tươi như là một bữa ăn. Điều này dường như là thị trường tiềm năng cho các công ty sữa tiếp cận trong những năm tới.

Mức tiêu thụ sản phẩm sữa chỉ mới đạt 14kg/ năm/ người, vẫn thấp hơn so với các nước khác trong khu vực như Thai Lan (23kg/người/năm) và Trung Quốc (25 kg/người/năm). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có một lực lượng dân số trẻ với 36% dân số là trẻ em, chính xác thì là 14,3% là bé nam và 13,4% bé nữ dưới tuổi 16. Mức độ gia tăng dân số tương đương 1,5%/năm và tốc độ tăng sản phẩm quốc nôi dự báo là khoảng 5-7% trong 5 năm tiếp theo. Do đó, mức tiêu dùng các sản phẩm sữa được dự báo tăng không chỉ bời vì dân số tăng mà còn từ mức tăng của thu nhập.

Như những thay đổi trong dân số, Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, nhưng tốc độ gia tăng dân số già cũng rất nhanh, so với mức tăng trung bình 1,5 lần của

thế giới. Điều này làm gia tăng thách thức để nghiên cứu và cho ra những sản phẩm sữa cho người già, và nếu VNM nắm bắt được xu hướng này thì nó có thể phát triển ổn định.

Đối tượng chủ yếu cạnh tranh với Vinamilk

Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk.

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 63% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22,15% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 14,85% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì ..

Hình: Thị phần sữa Việt Nam

Một năm qua cổ phiếu VNM có sự tăng trưởng mạnh vào đầu năm 2013 từ 116 tới 145 điểm, sau đó đi nganh một thời gian khá dài và gần đây lại có mức suy giảm mạnh cùng biến động thị trường quay lại mốc ban đâu. Nếu đánh giá cổ phiếu VNM so với thị trường thì VNM có mức tăng trưởng chậm hơn khá nhiều só với VNINDEX trong năm vừa qua.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH TRIỂN VỌNG (Trang 30 -35 )

×