IV VAI TRÒ CỦA TÌNHCẢM
6. Quy luật về sự hìnhthànhtìnhcảm: Xúc cảm làcơsở của tình cảm,tình cảm được hìnhthành từnhững
xúc cảm đồng loại,chúng được động hình hóa,tổng hợp hóa và khái quát hóa mà thành
Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định.
Biểu hiện: Năng mưa thì giếng năng đầy. Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương . Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
Mưa dầm thấm đất .
Đẹp trai không bằng chai mặt .
Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do liên tục được bố mẹ yêu thương,thõa mãn nhu cầu,dần dần được tổng hợp hóa, động hình hóa và khái quát hóa mà thành.
Ứng dụng: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,mái nhà,làng xóm.
Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình cảm hoặc gây ra hiện tượng “ đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con người không thể phát triển bình thường.
Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm bắt được tình cảm của bản thân.
Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi người. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.
Câu 20. Bằng kiến thức tâm lí học, hãy giải thích những câu thơ sau đây:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu.”
“Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” “Con nhớ anh nhiều đêm không ngủ. Nó khóc làm em cũng khóc theo”
Các câu thơ cho trong đề bài đều phản ánh phẩm chất tâm lí tình cảm, mà cụ thể hơn là các quy luật của tình cảm.
1. Khái niệm tình cảm:
Theo tâm lí học, tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung động của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
Ph.Ăng-ghen đã viết: “Những tác động của thế giới khách quan lên con người và được phản ánh vào đó dưới dạng những tình cảm, ý nghĩ, động cơ và biểu hiện ý chí.”