Các quátrình của trínhớ

Một phần của tài liệu trọn bộ câu trả lời môn tâm lý học (Trang 122 - 123)

IV. Các biệnpháp khác giúp có trínhớ tốt:

3) Các quátrình của trínhớ

Trí nhớ của con người là hoạt động tích cực phức tạp, bao gồm nhiều quá trình khác nhau có mối quan hệ qua lại với nhau:

3.1.Thứ nhất là quá trình ghi nhớ. Ghi nhớ là khâu đầu tiên của hoạt động trí nhớ. Đó là quá trình gắn tài liệu mới

vào chuỗi kinh nghiệm đã có của bản thân. Hiệu quả của việc ghi nhớ phụ thuộc không chỉ vào nội dung, tính chất của tài liệu mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành động của cá nhân.

Ví dụ: Ghi nhớ một bài thơ sẽ dễ dàng hơn so với ghi nhớ các khái niệm của triết học hay xuất phát từ động cơ tích cực sẽ ghi nhớ lâu hơn khi bị gò ép.

Có nhiều hình thức ghi nhớ. Căn cứ vào mục đích ghi nhớ ta có thể ghi nhớ có chủ định hoặc ghi nhớ không chủ định:

a) Ghi nhớ không chủ định là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích ghi nhớ từ trước, tài liệu được ghi nhớ một cách tự nhiên.

Ví dụ: Truyện kể rằng, Lê Quý Đôn có lần ghé cáo quán nước ven đường. Trong lúc rảnh rỗi, ông cầm quyển sổ nợ của chủ quán lên xem. Hôm sau quán nuớc bị cháy, chủ quán hết sức lo lắng vì cháy cả cuốn sổ nợ. Lê Quý Đôn bèn lấy giấy bút ghi lại những gì ông đã nhớ trong cuốn sổ nợ ông đã xem hôm qua, không bỏ sót một chi tiết nào và đưa cho chủ quán.

b) Ghi nhớ có chủ định la loại ghi nhớ theo mục đích đã định từ trước, đòi hỏi nỗ lực ý chí, lựa chọn các biện pháp, thủ thuật để ghi nhớ. Có hai cách ghi nhớ có chủ định là ghi nhớ máy móc và ghi nhớ ý nghĩa.

- Ghi nhớ máy móc là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại tài liệu nhiều lần một cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu cần ghi nhớ không cần hiểu nội dung tài liệu đó.

Ví dụ: Học vẹt là cách học tiêu biểu cho việc ghi nhớ máy móc cảu học sinh, sinh viên.

Ghi nhớ máy móc thường dẫn đến sự ghi nhớ mộ cách hình thức, tốn nhiều thời gian, khó hồi tưởng. Tuy nhiên trong cuộc sống ghi nhớ máy móc lại cần thiết như ghi nhớ số điện thoại, ngày sinh, số nhà, tài khoản…

- Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài liệu, trênb sự nhện thức những mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài liệu đó.

Ví dụ: Ôn tập khoa học, ôn tập một cách tích cực là cách ôn tập ghi nhớ ý nghĩa.

Ghi nhớ ý nghĩa là ghi nhớ chủ yếu của nhận thức, đảm bảo lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững nhưng lại tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh.

3.2.Thứ hai là quá trình gìn giữ. Gìn giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thnàh trên vỏ

a) Gìn giữ tiêu cực là sự gìn giữ dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản, thụ động tài liệu cần ghi nhớ.

Ví dụ: Học vẹt sẽ dẫn đến gìn giữ tiêu cực

b) Gìn giữ tích cực là sự gìn giữ bằng cách nhớ lại trong các tài liệu đã ghi nhớ, không cần tri giác tải liệu đó. Ví dụ: Ôn tập kĩ càng, khoa học, logic, hiểu nội dung bản chất và ghi nhớ cho kĩ là một cách gìn giữ tích cực.

3.3. Thứ ba là quá trình tái hiện. Tái hiện là quá trình ghi nhớ làm sống lại những nội dung để ghi nhớ và giữ gìn.

Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (tự động) hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). tài liệu thường được tái hiện dưới 3 hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

a) Nhận lại là hình thức tái hiện khi có sự tri giác đối tượng được lặp lại. Sự nhận lại cũng có thể không đầy đủ, do vậy không nên lấy nhận lại làm tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ con người.

Ví dụ: Khi ta gặp một người mà ta biết chắc đó là người quen, nhưng lúc đó ta không thể nhớ tên người đó, hoặc ta nhận ra người quen, biết tên anh ta nhưng lại không nhớ ra đã làm quen anh ta lúc nào, ở đâu.

b) Nhớ lại là khả năng làm sống lại những hình ảnh, sự vật, hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây trong não, khi sự vật hiện tượng không còn ở trước mắt. Nhớ lại có hai dạnh: nhớ lại không chủ định và nhớ lại có chủ định.

- Nhớ lại không chủ định là nhớ lại một cách tự nhiên trong một hoàn cảnh nào đó, không cần phải xác định lại nhiệm vụ cần nhớ lại.

Ví dụ: Sực nhớ, chợt nhớ về một việc gì đó.

- Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi sự cố gắng, chi phối bởi nhiệm vụ nhớ lại. Ví dụ: Muốn cắt vải, cố gắng nhớ lại xem đã để cây kéo ở đâu.

- Hồi tưởng là hành động trí tuệ phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.

Ví dụ: Một cựu chiến binh hồi tưởng lại trận đánh oanh liệt năm xưa.

3.4. Thứ tư là sự quên. Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm nhất định.

Quên cũng có nhiều mức độ: quên hoàn toàn (không nhớ lại, nhận lại được), quên cục bộ (không nhớ lại nhưng nhận lại được), quên tạm thời (không nhớ được nhưng lúc nào đó lại đột nhiên nhớ lại).

Quên diễn ra theo trình tự: quên cái tiểu tiết, vụn vặt trước, quên cái đại thể, chính yếu sau. Quên diễn ra không đều: ở giai đoạn đầu tốc độ lớn sau đó giảm dần.

Ví dụ: Kết quả thực nghiệm của khoa tâm lý trường ĐH Sư Phạm Hà Nội 1 cho thấy học sinh sau giờ học chỉ còn nhờ 44% tài liệu, sau 2 đêm còn nhớ 28%.

Trong một số trường hợp, quên là cần thiết. Vì thế về một mặt nào đó quên là hiện tượng hợp lý, hữu ích. Ví dụ: Quên đi những kí ức đau buồn.

Một phần của tài liệu trọn bộ câu trả lời môn tâm lý học (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w