Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 47 - 67)

chứng nhận quyền sử dụng đất

TT Nội dung được hỏi

Trả lời đúng (%) Trả lời sai (%) Không biết (%)

1 Trường hợp QSDĐ là tài sản chung của cả vợ

và chồng thì ghi họ tên của cả vợ và chồng 65 33 2

2

Hộ gia đình được giao đất nông nghiệp hoặc công nhận QSDĐ nông nghiệp thì ghi “Hộ ông” (hoặc “Hộ bà”) + họ tên người đại diện hộ + họ tên vợ (hoặc chồng) người đại diện

76 16 8

3

Thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì GCNQSDĐ ghi tên từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đồng QSDĐ

56 34 10

4

Người SDĐ là cộng đồng dân cư (cơ sở tôn giáo) thì ghi tên cộng đồng dân cư (cơ sở tôn giáo) đó.

71 19 10

Trung bình 67 25,5 7,5

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Từ bảng 4.13 có thể thấy: Có 76% người dân được hỏi biết được thông tin: ghi tên cả vợ và chồng trên GCNQSDĐ đối với đất nông nghiệp nhưng đối với đất ở chỉ có 65% biết rằng cả tên vợ và chồng đều được ghi trên GCNQSDĐ hầu hết đều cho rằng: chỉ ghi tên chủ hộ trên GCNQSDĐ. Đây là điểm mới của Luật Đất đai 2003 nhằm đảm bảo công bằng trong trường hợp phải phân chia tài sản khi 2 vợ chồng ly hôn.

Chỉ có 56% trả lời đúng về cách ghi tên người sử dụng trong trường hợp cấp GCNQSDĐ cho mảnh đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng, hầu hết đều cho rằng GCNQSDĐ sẽ ghi tên của người đại diện. Nhưng có đến 71% trả lời đúng trong trường hợp cấp GCNQSDĐ cho cộng đồng dân cư hoặc cơ sở tôn giáo.

4.3.2.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề

Bảng 4.14. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề

TT Nội dung được hỏi

Trả lời đúng (%) Trả lời sai (%) Không biết (%) 1

Thửa đất thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18/12/1980, được xác định rõ ranh giới thửa đất ở thì toàn bộ diện tích đó được xác định là đất ở

71 14 15

2

Thửa đất được sử dụng trước ngày 18/12/1980 mà ranh giới chưa được xác định rõ thì diện tích đất ở được xác định ≤ 5 lần hạn mức diện tích giao đất ở của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

27 35 38

3

Thửa đất được hình thành từ 18/12/1980 đến 01/07/2004, người sử dụng có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó

70 6 24

4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường hợp thửa đất được hình thành từ 18/12/1980 đến 01/07/2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1,2 và 5 Điều 50 Luật đất đai trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định căn cứ vào hạn mức công nhận đất ở theo số nhân khẩu trong hộ gia đình của UBND cấp tỉnh

62 9 29

5

Trường hợp không có giấy tờ về QSDĐ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì diện tích đất ở được xác định theo mức giao cho mỗi hộ gia đình cá nhân của UBND cấp tỉnh

71 4 25

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Từ bảng 4.14 có thể thấy: Đa số người dân đều không biết được những quy định về việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề (tỷ lệ không biết là 26,2%).

Đây là những thông tin khó hiểu và lại ít được phổ biến tới người dân nhưng lại rất hay gặp trong công tác cấp GCNQSDĐ. Vì vậy mà cơ quan quản lý đất đai đã gặp không ít khó khăn trong việc cấp GCNQSDĐ cho thửa đất có vườn ao liền kề. Nhiều hộ không đồng ý với diện tích đất ở đã được xác định lại theo quy định của pháp luật, hay những hộ đã chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn, ao sang làm đất ở nhưng không có khả năng nộp tiền sử dụng đất… Đặc biệt là có nhiều hộ xây dựng nhà ở một cách tuỳ tiện, gây nhiều khó khăn trong việc xác định ranh giới giữa diện tích đất ở và diện tích đất vườn, ao để cấp GCNQSDĐ.

4.3.2.4. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sự hiểu biết của người dân về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thể hiện qua hình 4.2:

Hình 4.2. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về về nội dung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Tỷ lệ hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về nội dung GCNQSDĐ là khá cao: 71%. Trong đó, tỷ lệ hiểu biết về việc xác định diện tích đất ở trong

trường hợp thửa đất có vườn, ao liền kề là thấp nhất: 60,6%. Đây là vấn đề cần được lưu ý trong việc tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân.

4.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bảng 4.15. Hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

TT Nội dung được hỏi

Trả lời đúng (%) Trả lời sai (%) Không biết (%)

1 Thu hồi đất thì thu hồi GCNQSDĐ 85 13 2

2 Cấp đổi GCNQSDĐ thì phải thu hồi

GCNQSDĐ 88 8 4

3 Sạt lở tự nhiên với cả thửa đất thì phải

thu hồi GCNQSDĐ 40 37 23

4 Phòng TN & MT có trách nhiệm thu hồi

GCNQSDĐ của hộ gia đình, cá nhân 35 48 17

Trung bình 62 26,5 11,5

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Từ bảng 4.15 có thể thấy: Mặc dù ít khi người dân bị thu hồi GCNQSDĐ nhưng do đây là những quy định dễ hiểu nên nhìn chung tỷ lệ hiểu biết về các trường hợp phải thu hồi GCNQSDĐ là khá cao (62%). Hầu hết người dân đều biết rằng thu hồi đất thì bị thu hồi GCNQSDĐ. Tuy nhiên tỷ lệ trả lời đúng về thẩm quyền thu hồi GCNQSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì chỉ có 35%, đa số đều cho đó là thẩm quyền của UBND xã.

4.3.4. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua phiếu điều tra

4.3.4.1. Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra

Bảng 4.16. Sự hiểu biết của người dân Xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nhóm điều tra Trả lời

đúng (%) Trả lời sai (%) Không biết (%) 1 Xóm 1 65,8 23,3 10,9 2 Xóm 5 78,6 16,3 5,1 3 Xóm 8 59,3 26,8 13,9 4 Xóm 12 74 19,5 6,5 5 Xóm 13 72,3 24 3,7 Trung Bình 70 22 8

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )

Sự hiểu biết của người dân về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các xóm được thể hiện qua bảng 4.16 và hình 4.3.

Hình 4.3: Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phân theo nhóm điều tra

Sự hiểu biết của người dân của các xóm là khác nhau nên mức độ hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ cũng khác nhau, nguyên nhân chính là do trình độ nhận thức của người dân ở từng xóm là khác nhau. Trình độ nhận thức và hiểu biết của xóm 5 là cao nhất. sau đó đến xóm 12, xóm 13, xóm 1 và cuối cùng là xóm 8. Tuy nhiên những khó khăn hay gặp trong công tác cấp GCNQSDĐ lại hay gặp nhất ở xóm trong xã: như không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính, tự ý chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở… Vì vậy, bên cạnh biện pháp tuyên truyền pháp luật đất đai một cách rộng rãi tới người dân, địa phương cần có những biện pháp tuyên truyền riêng tới nhóm này nhằm nâng cao nhận thức của nhóm về pháp luật đất đai, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai của địa phương.

4.3.4.2. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các nội dung điều tra

Sự hiểu biết của người dân về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các nội dung điều tra được thể hiện qua bảng 4.17.

Từ bảng 4.17 có thể thấy: Tỷ lệ hiểu biết các vấn đề về cấp GCNQSDĐ của người dân xã Hà Thượng là 68,3%.

Bảng 4.17. Sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo các nội dung điều tra

TT Nội dung điều tra

Trả lời đúng (%) Trả lời sai (%) Không biết (%) 1 Hiểu biết về những vấn đề chung của

GCNQSDĐ 72 23 5

1.1 Hiểu biết cơ bản về GCNQSDĐ 70,6 25,3 4,1 1.2 Hiểu biết về những trường hợp được cấp

GCNQSDĐ 77,25 16 6,75

1.3 Hiểu biết về những trường hợp không được

cấp GCNQSDĐ 55 38 7

1.4 Hiểu biết về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ 51 46,5 2,5 1.5 Hiểu biết về quy trình, thủ tục cấp

GCNQSDĐ 71 21,6 7,4

1.6 Hiểu biết về những quyền của người SDĐ

khi có GCNQSDĐ 90,75 6,25 3

2 Hiểu biết về nội dung GCNQSDĐ 71 16 13

2.1 Hiểu biết về nội dung được thể hiện trên

GCNQSDĐ 89,25 8,25 2,5

2.2

Hiểu biết về việc ghi tên trên GCNQSDĐ 67 25,5 7,5 2.3 Hiểu biết về việc xác định diện tích đất ở

trong trường hợp thửa đất có vườn, ao 60,2 13,6 26,2

3 Hiểu biết về việc thu hồi GCNQSDĐ 62 26,5 11,5

Trung bình 68,3 21,8 9,9

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người dân trả lời đúng nhiều nhất ở những câu hỏi về những trường hợp được cấp và không được cấp GCNQSDĐ, quy trình, thủ tục cấp GCNQSDĐ, những hiểu biết chung về GCNQSDĐ hay những nội dung được thể hiện trên GCNQSDĐ. Nhìn chung, những thông tin thuộc các vấn đề trên

một phần vì dễ hiểu, một phần vì chúng khá gần gũi với người dân, được người dân tự phổ biến cho nhau nghe. Vì vậy mà tỷ lệ trả lời đúng trong những vấn đề này là trên 70%.

Những vấn đề có tỷ lệ người dân trả lời đúng ít nhất là việc xác định diện tích đất ở trong trường hợp thửa đất có vườn, ao; thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Tỷ lệ trả lời đúng chỉ là trên, dưới 55 %. Nguyên nhân vì đây là những thông tin ít được phổ biến, nhiều quy định còn rắc rối, khó hiểu đối với người dân.

Tỷ lệ trả lời sai và không biết là 31,7%. Đây là con số không nhỏ, nguyên nhân chủ yếu là công tác tuyên truyền pháp luật đất đai đến người dân trong xã còn yếu kém. Thông tin về pháp luật đất đai được tuyên truyền đến người dân còn ít, không thường xuyên, các biện pháp tuyên truyền thì chưa hiệu quả. Mặt khác, công tác quản lý đất đai của các cơ quan quản lý đất đai đôi khi còn chưa đồng bộ với những quy định của Luật Đất đai và các văn bản có liên quan (do điều kiện ở thực tế còn gặp nhiều khó khăn), dẫn tới việc người dân hiểu sai lệch những quy định đó.

Bộ phận trả lời sai và không biết này đang gây những khó khăn cho công tác quản lý đất đai nói chung và công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng. Có một số những vấn đề thường gặp trong công tác cấp GCNQSDĐ sau:

+ Người dân xin cấp GCNQSDĐ cho thửa đất không được phép cấp như: đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, đất do thuê, thuê lại (không phải đất thuộc khu công nghiệp)

+ Người dân xin cấp GCNQSDĐ không đúng thẩm quyền: như đất cơ sở tôn giáo thì nộp đơn ở huyện, hay đất nhà thờ họ thì lại nộp đơn lên tỉnh… + Người dân xin cấp không đúng diện tích: nhất là trong trường hợp thửa đất trong khu dân cư có vườn, ao liền kề. Có nhiều người không chịu chấp nhận diện tích đất ở được xác định lại mà đòi tăng thêm.

+ Người dân tự ý chuyển nhượng, không đến đăng ký với cơ quan quản lý đất đai vì chưa muốn nộp thuế, lệ phí trước bạ.

Tất cả những vấn đề đó đang làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ cũng như làm rắc rối thêm cho công tác quản lý đất đai của địa phương.

Với tỷ lệ hiểu biết về việc cấp GCNQSDĐ như vậy, xã Hà Thượng cần có biện pháp tuyên truyền hiệu quả hơn nhằm đẩy nhanh công tác cấp

GCNQSDĐ để đạt mục tiêu hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ vào năm 2014, giúp cho công tác quản lý đất đai của địa phương được dễ dàng hơn.

=> Đánh giá chung và đề xuất:

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, người dân xã Hà Thượng đã có hiểu biết sợ bộ về quy trình, thủ tục…cấp GCNQSDĐ. Tuy nhiên, sự hiểu biết về công tác cấp GCNQSDĐ đó vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó không những ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân mà còn làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ, gây khó khăn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của địa phương. Vì vậy, để tăng cường sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ em xin đề xuất một số giải pháp sau:

-Tuyên truyền phổ biến Luật đất đai và các văn bản có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Thông qua tuyên truyền luật đất đai, người SDĐ sẽ ý thức được tầm quan trọng của GCNQSDĐ do đó sẽ tự giác hoàn tất hồ sơ, tạo điều kiện cho việc đăng ký diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Giải đáp các khúc mắc của người dân trong quá trình hoàn tất hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ.

Bên cạnh việc tuyên truyền các thông tin pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng thì còn cần phải kết hợp các biện pháp khác để đẩy mạnh hiểu biết của người dân như:

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, sổ mục kê, bản đồ giải thửa, các máy tính, máy trắc địa của xã hoàn chỉnh và số hóa để tạo thuận lợi cho tra cứu, làm việc.

- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của địa phương phải được cụ thể hóa và phổ biến cho người dân, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Công tác tiếp dân phải được thực hiện kịp thời, tránh đùn đẩy trách nhiệm. - Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính xã: Cán bộ địa chính xã cần nâng cao nghiệp vụ cũng như nắm bắt các nghị định mới về quản lý đất đai, đóng vai trò cố vấn trong tổ chuyên môn giúp hội đồng đăng ký đất đưa ra quyết định đúng đắn. Chú trọng đến công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ, hướng dẫn người SDĐ thực hiện các công việc cần thiết. Tránh tình trạng buông lỏng

quản lý coi đó là việc của phòng Tài nguyên. Hoàn thiện sổ mục kê đất đai, tiến hành kiểm tra, xử lý các sai phạm kịp thời.

- Bổ sung nguồn nhân lực tham gia công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ. Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ cần sự phối hợp của các đối tượng có liên quan.

- UBND xã, hội đồng đăng ký đất cần phối hợp với cán bộ địa chính xã trong quá trình đăng ký ban đầu cũng như đăng ký biến động đất đai trên địa bàn xã mình trực tiếp quản lý. Lực lượng tham gia phải là những người có sự hiểu biết nhất định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai bên cạnh đó cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp nếu không sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về sau này.

- Hoàn thiện công cụ tài chính: Công khai rõ các khoản thu mà người sử dụng phải nộp khi đăng ký, cấp GCNQSDĐ tạo điều kiện thông thoáng cho người SDĐ khi nộp hồ sơ. Mặt khác kinh phí thực hiện việc đăng ký cấp GCNQSDĐ cũng đóng vai trò trong việc đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Tình hình cấp giấy đến 31/12/2013:

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hiểu biết của người dân xã Hà Thượng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 47 - 67)