b) Cung cấp dịch vụ logistics
3.1.2 Thách thức
- Môi trường cạnh tranh gay gắt
Thị trường logistics ở Việt Nam từ lâu được xem là nơi độc diễn của doanh nghiệp nước ngoài nay lại càng khó khăn hơn cho các doanh nghiệp trong nước khi
các doanh nghiệp ngoại liên tiếp mở rộng đầu tư. Bằng chứng là giữa năm nay, DHL Supply Chain (thuộc Tập đoàn Deutsche Post DHL) đã đầu tư gần 13 triệu USD để mở rộng hoạt động. Trong đó, DHL Supply Chain đưa vào hoạt động trung tâm phân phối thứ hai có diện tích 10.000m2 tại tỉnh Bắc Ninh, tăng diện tích kho bãi từ 91.000m2 hiện nay lên hơn 141.000m2 và phát triển đội xe lên 100 chiếc vào năm 2015.
Hiện nay có nhiều công ty logistics mạnh trên thị trường Việt Nam như: K&N là công ty có thế mạnh linh hoạt trong vận hành, là mạng lưới đi Châu Âu chuyên nghiệp; APL logistics có cơ sở kho bãi nằm trong khu cảng Cát Lái tạo điều kiện phóng thích hàng nhanh…
- Giá dầu thế giới bất ổn và tăng cao
Khi giá dầu thô lên cao có thể gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế các nước nhập khẩu dầu và tác động đến nền kinh tế toàn cầu nói chung, làm cho thương mại quốc tế và đầu tư suy giảm. Giá dầu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến chi phí hoạt động vận chuyển hàng hóa nói chung và vận chuyển hàng hải nói riêng. Đây là một khoản chi phí lớn ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và khả năng thực hiện các hợp đồng dài hạn cho khách hàng khi giá dầu bấp bênh là một rủi ro rất lớn.
- Cơ sở hạ tầng kém phát triển
Việt Nam có bờ biển dài suốt chiều dài đất nước nhưng hiện nay vẫn chưa có một cảng biển nước sâu phục vụ cho các tàu siêu trường, siêu trọng. Việc vận hành các tàu trong các biển Việt Nam chủ yếu là các tàu con. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở TP HCM thường xuyên diễn ra với việc đảm nhận 75% container xuất khẩu.
- Sự cạnh tranh nguồn nhân lực giữa các doanh nghiệp
Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ, ham học hỏi nên đây là nhân tố giúp cho các chương trình đào tạo của Maersk Logistics được phát huy. Tuy nhiên, ngành vận chuyển hàng hóa và logistics hiện nay vẫn chưa được các trường đại học phổ biến giảng dạy. Vì vậy, đây là một điều gây khó khăn cho các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển và logistics nếu họ không có một chương trình đào tạo và phổ cập kiến thức một cách có hệ thống và bài bản.