Phươngpháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 109)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.5. Phươngpháp xử lý số liệu

PHẦN 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cõ bản của vùng nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm của vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Thành phố Việt Trì - Phú Thọ là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Phú Thọ mang đặc

trưng của cả 3 vùng đồng bằng, trung du, miền núi với diện tích tự nhiên 3519,65 km2

(chiếm 1,2% diện tích và xếp thứ 38/64 tỉnh, thành phố cả nước).

Địa hình bị chia cắt có thể chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:

1. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.

2. Tiểu vùng đồi gò bát úp chia cắt nhiều, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng, Hữu Lô, Tả Đáy và các vùng đồng bằng tương đối tập trung phía Nam Phong Châu. Đây là vùng khai thác lâu đời, đồi bị xói mòn, rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt, chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, phát triển lương thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Tiềm năng đất đai: Phú Thọ có những loại đất chủ yếu

- Đất peralit đỏ vàng, chiếm 66,79% diện tích đất tự nhiên hoàn chỉnh, phân bố chủ yếu ở Thanh Sơn, Yên Lập, Hạ Hoà..., phù hợp cho phát triển cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng.

- Đất phù sa và không được bồi, chiếm khoảng 8%, đất dốc tụ, khoảng 6,5%, đất chiêm chũng úng nước mùa mưa, khoảng 6,3%...

Tài nguyên nước: Tài nguyên nước dồi dào và phong phú với 5 sông lớn chảy

nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao phân bố đều trên khắp lãnh thổ đủ cung cấp cho phát triển công, nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

3.1.2. Thời tiết Phú Thọ trong quá trình thực hiện đề tài

Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, lượng mưa... có vai trò rất quan trọng đối với đời sống cây trồng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá, tới quá trình sinh trưởng - phát triển của cây. Sự biểu hiện về kiểu hình bên ngoài chính là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường và điều kiện ngoại cảnh, qua đó giúp ta biết được sự thích ứng của các giống với điều kiện môi trường và điều kiện ngoại cảnh. Mỗi giống có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái khác nhau. Vì vậy trước khi đưa một giống cây trồng mới vào sản xuất tại một vùng nào đó thì cần nghiên cứu xem điều kiện thời tiết khí hậu có phù hợp với giống đó hay không.

Lúa là cây trồng thích ứng được với nhiều kiểu thời tiết trong năm và nhiều vùng sinh thái khác nhau nhưng cây lúa cũng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,…

Theo dõi diễn biến của thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm cho ta biết được sự tác động của các yếu tố này lên đời sống của cây lúa, từ đó tìm ra các biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao nhất. Diễn biến thời tiết, khí hậu của tỉnh Phú Thọ trong thời gian thí nghiệm được thể hiện trong hình 4.1.

* Nhiệt độ

Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển của

cây lúa. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25 - 280C, nếu nhiệt độ thấp hơn

170C sinh trưởng của cây lúa chậm, nếu thấp hơn 130C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu

nhiệt độ thấp kéo dài cây lúa có thể chết.

Thời kỳ mạ non chịu ảnh hưởng nhiều của nhiệt độ thấp. Nhiệt độ không khí và nước ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây lúa, chủ yếu là ảnh hưởng tới vị trí điểm sinh trưởng. Ở giai đoạn sinh trưởng đầu, nhiệt độ có ảnh hưởng tới quá trình

L ư ng m ư a ( mm ), S g iờ n ắng ( g iờ ) N h iệ t đ ( 0 C ), Đ m ( % )

đến quá trình phân hoá đòng, đến sự nở hoa, đến tỷ lệ hoa được thụ tinh, đến tỷ lệ hạt mẩy và khối lượng 1000 hạt. Nhiệt độ thấp làm giảm sức nảy mầm của hạt giống, mạ chậm ra lá, thấp lùn, lá vàng; nếu nhiệt độ thấp kéo dài gây mạ chết do rét, chết do đói dinh dưỡng, chết khô và chết do sâu bệnh hại.

Nhiệt độ thấp còn làm cho lúa trỗ bông muộn do thời gian sinh trưởng kéo dài hoặc làm cho lúa trỗ không thoát do cuống bông phát triển chậm, ngắn, do quá trình phân bào giảm nhiễm kém. Nhiệt độ thấp đã ảnh hưởng đến sự trỗ bông, phơi màu, làm chất lượng hạt phấn kém làm tăng tỷ lệ lép.

Nhiệt độ cao gây nên tỷ lệ lép cao, đẻ nhánh ít, chóp lá bị trắng. Khi lúa trỗ bông chỉ cần gặp nhiệt độ cao 1 - 2 giờ tỷ lệ lép tăng rõ rệt. Ở nước ta, nhiệt độ cao thường gây tác hại cho lúa mùa lúc mới cấy (tháng 6, 7) và lúa chiêm, xuân lúc trỗ muộn (tháng 5, 6). 350 700 650 300 600 550 250 500 450 200 400 350 R (mm) S (giờ) Ttb(0C) 150 300 Atb (%) 250 100 200 150 50 100 50 0 0 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tháng

Hình 3.1: Tình hình thời tiết khí hậu tỉnh Phú Thọ, 2007 - 2010

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của lúa, đặc biệt các giống cảm ôn. Qua bảng thời tiết 2007 - 2010 (phụ lục 3) chúng ta thấy nhiệt độ trong vụ Mùa 2009

dao động từ 25,6 - 30,30C, trong đó tháng 8, 9 nhiệt độ 29 - 29,70C; thời tiết nắng, nóng, khô hanh; 1 số giống khả năng chịu nóng kém, giai đoạn trỗ gặp điều kiện bất thuận làm tỷ lệ lép cao. Vụ Xuân 2010 giữa tháng 3 cuối tháng 4 lạnh âm u, mưa nhiều đã ảnh hưởng đến giai đoạn phân hoá đòng gây thoái hoá đầu bông làm tỷ lệ lép cao ở 1 số giống.

Vụ Xuân 2011, rét kéo dài nên cây lúa trỗ muộn, kéo dài thời gian sinh trưởng nhưng được chăm sóc tốt, áp dụng đúng, kịp thời các biện pháp kỹ thuật (làm đất, gieo mạ, bón phân, bảo vệ thực vật) nên cây lúa dù kéo dài thời gian sinh trưởng nhưng vẫn cho năng suất ổn định thậm chí có giống cho năng suất cao.

* Độ ẩm không khí

Ẩm độ không khí và ẩm độ đất cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

Ở vụ Mùa 2009, cuối tháng 8, 9 ẩm độ 80%, vụ Mùa 2010, đầu tháng 8 đến giữa tháng 9, mưa ẩm kéo dài, ẩm độ cao đã tạo điều kiện sâu bệnh hại phát triển đặc biệt khô vằn và sâu đục thân gây bạc bông, lép hạt.

* Lượng mưa

Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Theo Goutchin để tạo ra một đơn vị thân lá cần 400 - 500 đơn vị nước, để tạo ra 1 đơn vị hạt lúa cần 300 - 350 đơn vị nước. Để tạo ra 1 gam chất khô cây lúa cần 628 gam nước, trong khi cây ngô chỉ cần 349 gam nước. Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình 6 - 7 mm/ngày trong mùa mưa, 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô. Lượng nước thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5 - 0,6 mm/ngày, cây lúa cần khoảng 200 mm và 1 vụ lúa 5 tháng cần lượng mưa khoảng 1000mm. Nước có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của lúa. Thiếu nước ở bất cứ giai đoạn nào cũng làm giảm năng suất lúa, do cây thấp, chậm ra hoa, trỗ bị nghẹn đòng, hạt lép và lửng. Từ giai đoạn phân bào giảm nhiễm (14 ngày trước trỗ) đến trỗ bông cây lúa rất nhạy cảm với việc thiếu nước. Vào thời gian 11 ngày và 3 ngày trước trỗ bông chỉ cần bị hạn 3 ngày đã làm giảm năng suất rất nghiêm trọng và làm tỷ lệ hạt lép cao.

Qua bảng thời tiết 2007 - 2010 (phụ lục 3) chúng ta nhận thấy vụ Xuân 2010, lượng mưa từ tháng 1 đến tháng 6 biến động từ 42,8mm - 150,4mm và cao nhất là tháng 5 (150,4mm).

Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng không đồng đều, nên đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa.

* Số giờ nắng

Ánh sáng là động lực để cây quang hợp, ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa qua

cường độ ánh sáng và số giờ chiếu sáng. Vụ Mùa 2009, cuối tháng 8, 9 trời nắng

nóng khô hanh, tổng giờ chiếu sáng tháng 3 là 212,5 giờ đã ảnh hưởng đến giai đoạn phân hoá đòng. (Diễn biến thời tiết từ năm 2007 - 2010 được trình bày tại phụ lục 2)

3.2. Tình hình sinh trƣng, phát trin ca mt sging lúa lai 3 dòng mi trong

điều kin vMùa 2009 và vXuân 2010 ti tnh Phú Th

Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ gắn bó mật thiết không thể tách rời nhau. Chúng thường xen kẽ nhau trong một chu kỳ sống của sinh vật.

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số nhánh, số lượng rễ…

Phát triển là sự thay đổi về chất bên trong tế bào, mô, cơ quan, dẫn đến thay đổi về hình thái, chức năng của chúng.

Tuỳ thuộc giống lúa, mùa vụ cấy, vị trí địa lý và biện pháp kỹ thuật canh tác mà thời gian sinh trưởng cây lúa khác nhau. Hiện tại đang tồn tại 3 nhóm giống lúa: Nhóm giống dài ngày, nhóm trung ngày, nhóm ngắn ngày.

3.2.1. Tình hình sinh trưởng

Thơi gian sinh trương cua cây lua la thơi gian tinh băng ngay kê tư khi hat lua nảy mầm đến lúa chín, hoăc kê tư luc gieo đên luc thu hoach lua. Đo cung chinh la thơi gian đê hoan thanh môt chu ky phat duc cua cây lua. Thơi gian sinh trương cua cây lua biên đông ừ 75 - 240 ngày. Thơi gian nay dai hay ngăn tuy thuôc vao nhom giông lua, vào mùa vụ gieo cấy, thơi vu, vị trí địa lý và biện pháp kỹ thuật áp dụng.

Nghiên cứu thời gian sinh trưởng của các giông là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, làm tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời có

các biện pháp kỹ thuật thích hợp nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây để phát huy hết tiềm năng, năng suất của từng giông.

Các giông lúa tham gia thí nghiệm được bố trí cùng mùa vụ , trong cùng điều kiện ngoại cảnh nhưng do bản chất di truyền của các giông khác nhau nên thời gian sinh trưởng của các giông cũng khác nhau . Qua nghiên cứu , theo dõi thời gian sinh trưởng của các giông, thu được kết quả như sau:

* Giai đoan tƣ gieo đên đe nhanh cua cac giông lua thi ng hiêm

Bảng 3.1: Thơi gian sinh trương cua cac giông lua lai 3 dòng trong điều kiện vụ Mùa 2009 tại Phú Thọ

Giông Từ cấy …….đến (ngày) Đẻ nhánh Làm đòng Trô Chín TGST 10% 80% Nhị ưu 838 (Đ/C) 20 42 68 71 102 117 Lục đơn 1 23 45 69 70 101 116 Hương ưu 9 20 42 68 72 102 117 Thịnh dụ 1 21 41 65 70 101 116 Thịnh dụ 2 20 40 66 70 101 116 Thịnh dụ 4 20 40 65 74 105 120 Thịnh dụ 5 23 43 67 71 102 117 Winall 16 22 42 66 69 102 117 Winall 17 21 41 64 68 102 117 Phú hương ưu 8 21 41 65 70 101 116

Giai đoan đe nhanh băt đâu khi cây mạ co nhanh thư nhât đên khi co nhanh tôi đa . Khi cây ma co nhanh thi chung không con danh ma nưa ma thưc sư trơ thanh cây lua . Trong giai đoan nay sô nhanh hinh thanh sơ m quyêt đinh sô bông hưu hiêu cua khom lúa.

Theo doi thơi gian đe nhanh chung tôi thây co sư khac nhau giưa vu Xuân va vụ Mùa ở các giống lúa lai thí nghiệm . Trong vu Xuân, thơi gian tư cấy đên đe nhanh

của các giống d ao đông tư 34 - 41 ngày, ở vụ Mùa thời gian từ cấy đến đẻ nhánh của các giống lúa gặp điều kiện thuận lợi nên thời gian này được rút ngắn hơn thời gian ở vụ Xuân chỉ còn 20 - 23 ngày.

Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều là các giống trung ngày, có thời gian sinh trưởng dao động từ 135 - 140 ngày ở vụ Xuân và 115 - 120 ngày ở vụ Mùa.

Giai đoan nay cân chăm soc chu đao cung như bon phân tâp trung cung vơi các biện pháp kỹ thuật như mật độ , khoảng cách là đi ều kiện quyết định lúa đẻ nhánh sơm, sinh trương đu sô la đê chuyên sang giai đoan tiêp theo.

*Giai đoan tƣ gieo đên lam đong cua cac giông lua thi nghiêm

Bảng 3.2: Thơi gian sinh trương cua cac giông lua lai 3 dòng trong điêu kiên vụ Xuân 2010 tại Phú Thọ

Giông Từ cấy …….đến (ngày) Đẻ nhánh Làm đòng Trô Chín TGST 10% 80% Nhị ưu 838 (Đ/C) 39 61 86 90 121 136 Lục đơn 1 35 57 82 87 120 135 Hương ưu 9 41 63 88 92 125 140 Thịnh dụ 1 36 58 83 88 120 135 Thịnh dụ 2 37 59 84 89 120 135 Thịnh dụ 4 34 56 83 88 120 135 Thịnh dụ 5 37 59 84 90 121 136 Winall 16 40 62 87 91 122 137 Winall 17 37 59 84 88 119 135 Phú hương ưu 8 35 57 84 89 121 136

Giai đoạn phân hoá đòng đến đòng già, làm đòng là quá trình phân hoá và hình thành cơ quan sinh sản, có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Ở thời kỳ này cây lúa có những thay đổi rõ rệt về hình thái, màu sắc, sinh lý và khả năng chống chịu. Quá trình này bắt đầu khi trên đỉnh sinh trưởng hình thành bông nguyên thuỷ, đó là khối trắng dài khoảng 1mm có lông mịn người nông dân gọi là “cứt gián”.

Bông nguyên thủy phân hoá, lớn lên để hình thành bông lúa với các gié và hoa hoàn chỉnh. Từ giai đoạn hình thành bông nguyên thủy cây lúa còn hình thành được 3 lá nữa, không kể lá đòng. Giai đoạn này kết thúc cây lúa có đòng già chuẩn bị trỗ bông.

Thời gian từ cấy đến làm đòng của các giống có sự khác nhau. Trong vụ Mùa, thời gian từ cấy đến làm đòng của các giống dao động từ 40 - 45 ngày và trong vụ Xuân, thời gian này dao động từ 56 - 63 ngày. Thoả mãn đầy đủ các yêu cầu cây lúa ở giai đoạn này sẽ quyết định số bông và chất lượng hoa của cây lúa.

*Giai đoạn trỗ bông: Khi đòng đã hoàn chỉnh cây lúa bắt đầu trỗ. Toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng và quá trình trỗ xong với thời gian 4 - 6 ngày.

Trong điều kiện vụ Mùa, thời gian từ cấy đến trỗ của các giống lúa dao động từ 68 - 74 ngày, ở vụ Xuân thời gian này dao động từ 87 - 92 ngày.

*Giai đoạn chín:

Giai đoạn chín, một lượng lớn các chất tinh bột và đường tích luỹ trong thân, bẹ lá được vận chuyển vào hạt, hạt lúa lớn dần về kích thước, khối lượng, vỏ hạt đổi

màu, già và chín.

Ở vụ Mùa, thời gian từ cấy đến chín của các giống dao động từ 101 - 105 ngày, vụ Xuân dao động từ 120 - 125 ngày.

Các giống lúa tham gia thí nghiệm đều là giống có thời gian sinh trưởng trung ngày, được bố trí gieo cấy vào trà xuân muộn và mùa chính vụ. Ở vụ Mùa các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng dao động từ 115 - 120 ngày, có 4 giống có thời gian sinh trưởng thấp hơn giống đối chứng (Lục đơn 1, Thịnh dụ 1,

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 60 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)