4. Ý nghĩa của đề tài
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá khả năng chống chịu của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ.
- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.3. Phƣõng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp được sử dụng để tìm những tài liệu thứ cấp như: các kết quả nghiên cứu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... Nguồn tài liệu thu thập là sách báo, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các tạp chí, báo cáo khoa học và các đề tài, dự án nghiên cứu trong và ngoài nước về lúa cùng với tài liệu địa phương.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa tài liệu, đề tài khoa học có liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu của đề tài như: Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu, đặc điểm cây lúa....
2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ
- Đất nơi thí nghiệm: Ruộng thí nghiệm được bố trí trên chân đất thịt chủ động tưới tiêu, cấy trên đất 2 vụ lúa và 1 vụ màu trong năm thuộc Xã Cao Xá, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí
nghiệm là 20m2, 3 lần nhắc lại. Khoảng cách giữa các ô thí nghiệm là 50cm.
Sơ đồ thí nghiệm như sau:
Hàng Hàng lúa bảo vệ 1 4 8 10 2 5 9 3 6 7 Hàng lúa bảo vệ 6 5 1 7 3 8 10 4 2 9 9 3 10 2 5 4 1 6 7 8 Hàng lúa bảo vệ lúa bảo vệ Trong đó:
(Với t = số công thức thí nghiệm = 10 , r = số lần nhắc lại = 3)
Công thức Tên giống Công thức Tên giống
1 Nhị ưu 838 (Đ/C) 6 Thịnh dụ 4
2 Lục đơn 1 7 Thịnh dụ 5
3 Hương ưu 9 8 Winall 16
4 Thịnh dụ 1 9 Winall 17
5 Thịnh dụ 2 10 Phú hương ưu 8
Số ô thí nghiệm: 30 ô.
Diện tích thí nghiệm: 20 m2 x 30 = 600 m2.
Tổng diện tích bố trí thí nghiệm là 800 m2.
2.3.2.2. Xây dựng mô hình: Tiến hành vào vụ Mùa 2010 và vụ Xuân 2011
- Mô hình được xây dựng trên 3 địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái của tỉnh: Xã Kinh Kệ (Lâm Thao), Xã Vũ Yển (Thanh Ba) và Xã Hoàng Xá (Thanh Thủy).
- Giống Nhị ưu 838 làm đối chứng.
- Thời vụ gieo cấy: Gieo cấy vào trà Xuân muộn và Mùa chính vụ. + Vụ Xuân: Gieo ngày 25/1, cấy ngày 9/2.
+ Vụ Mùa: Gieo ngày 9/6, cấy ngày 25/6.
- Lượng phân bón theo từng công thức, kỹ thuật chăm sóc thống nhất theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ.
Việc theo dõi, đánh giá do các hộ nông dân thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Trong quá trình xây dựng mô hình, mở 2 lớp tập huấn với 40 học viên là các hộ trực tiếp tham gia mô hình và một số hộ nông dân trong vùng để hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và theo dõi đánh giá các giống lúa lai 3 dòng mới Winall 17, Thịnh dụ 4.
Trong quá trình theo dõi, đánh giá giống mới cùng các hộ thống nhất các tiêu chí đánh giá, cho điểm, đồng thời tổ chức hội nghị đầu bờ ở 1 điểm làm mô hình cho 40 hộ nông dân đến thăm quan, đánh giá. Sau khi thu hoạch, cùng các hộ xác định năng suất thực thu. Chọn ngẫu nhiên 5 hộ đã thu hoạch lúa trên diện tích của từng hộ rồi quy đổi ra năng suất chung (tạ/ha) cho toàn bộ mô hình của từng điểm.
2.3.3. Kỹ thuật chăm sóc lúa (theo hướng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Phú Thọ) Phát triển nông thôn Phú Thọ)
- Ngâm, ủ và làm mạ: Thời gian ngâm ủ tùy thuộc vào mùa vụ, vụ xuân ngâm 36 - 40 giờ; vụ mùa ngâm 20 - 24 giờ. Trong quá trình ngâm phải thay nước từ 4 - 6 lần. Khi ủ, nếu thấy hạt giống khô cần tưới nước bổ sung (vụ xuân dùng nước ấm để tưới). Đối với vụ xuân, khi mầm dài bằng ½ chiều dài hạt thóc; đối với vụ mùa, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.
- Đất mạ và mật độ gieo: Đất gieo mạ cần được cày, bừa kỹ, sạch cỏ dại. Bón
lót 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân cho 10 m2 mặt luống mạ. Gieo thưa
để mạ có điều kiện sinh trưởng khoẻ, tạo thuận lợi khi cấy; lượng mạ gieo từ 0,1 -
0,15 kg giống/1 m2 mặt luống mạ. Thường xuyên giữ đủ ẩm cho ruộng mạ.
+ Làm đất: Đảm bảo kỹ thuật, đất nhuyễn, ruộng phẳng.
+ Tuổi mạ cấy 2 - 2,5 lá. Mật độ cấy 40 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm.
+ Kỹ thuật cấy: Cấy nông tay, đều khóm, đúng mật độ.
+ Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 110 kg N + 90 kg P2O5 +
90 kg K2O.
+ Cách bón:
Thời điểm Phân
chuồng Đạm (N) Lân
(P2O5)
Kali
(K2O)
Bón lót trước khi cấy 100% 30% 100% -
Thúc 1: Khi rễ bén rễ hồi xanh - 40% - 50%
Thúc 2: Trước trỗ 20 – 25 ngày - 30% - 50%
- Làm cỏ, sục bùn: Làm cỏ 2 lần, lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh kết hợp bón thúc đạm, kali. Làm cỏ lần hai sau lần 1 từ 10 - 12 ngày.
- Tưới nước: Khi lúa mới cấy giữ mức nước từ 2 - 3 cm để lúa nhanh bén rễ hồi xanh. Sau đó tháo nước đến nẻ chân chim và thực hiện tưới tiêu xen kẽ. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng, tưới một lớp nước nông, đến khi lúa chín sáp tháo nước khô dần cho đến khi thu hoạch.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ kịp thời, khi cần sử dụng thuốc hóa học thì tuân theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch: Khi có trên 85% số hạt trên khóm chín thì thu hoạch.
2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
2.3.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ
(Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với sâu, bệnh, điều kiện ngoại cảnh, chỉ tiêu chất lượng gạo được đánh giá theo: Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa. 10TCN 558 - 2002 của Bộ NN và PTNT)
* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:
cm.
cm.
- Ngày trỗ 10%: ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5
- Ngày trỗ 80%: ngày có 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5
- Thời gian chín: khi có khoảng 85% số hạt chín trên các khóm.
- Tổng thời gian sinh trưởng (TGST): Tính từ ngày gieo đến khi 85% số hạt/ bông trong quần thể chín (ngày).
- Tổng số dảnh/khóm (dảnh): Tổng số dảnh có trên khóm tại thời điểm đếm. - Số dảnh tối đa: Tổng số dảnh có trên khóm tại thời điểm đếm cuối cùng. - Số dảnh hữu hiệu (dảnh): Số dảnh trên khóm cho bông.
- Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = (dảnh hữu hiệu/ dảnh tối đa) x 100%. - Động thái đẻ nhánh (nhánh/ngày): 10 ngày đo 1 lần
- Động thái tăng trưởng chiều cao (cm): 10 ngày đo 1 lần. * Các chỉ tiêu về năng suất:
- Các yếu tố cấu thành năng suất: gặt 5 khóm/ô thí nghiệm, đem về phòng đo, đếm, cân để tính các chỉ tiêu:
+ Số bông/khóm (bông): Đếm tổng số bông có trên 5 khóm rồi lấy giá trị trung bình số bông/khóm.
+ Số bông/m2 (bông) = Số bông/khóm x 40khóm/m2.
+ Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm tất cả các hạt có trên bông (nếu bông bị rụng hạt đếm theo cuống hạt).
+ Số hạt chắc/bông (hạt): Đếm tổng số hạt chắc (loại bỏ hạt lép, hạt lửng...) + Tỷ lệ lép (%) = (Số hạt lép/bông : Tổng số hạt/bông) x 100%
+ P1000 hạt (gram): Cân thóc ở ẩm độ 13%, đếm lấy 100hạt/mẫu, làm 3 lần
nhắc lại đem cân được khối lượng P1, P2, P3 đảm bảo các lần sai khác không quá 3%,
sau đó tính khối lượng 1000hạt như sau:
P1+ P2+ P3
P1000hạt (gram) =
3
× 10
năng suất cần thiết, tính năng suất lí thuyết theo công thức:
số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000hạt
NSLT (tạ/ha)=
10.000
- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13 - 14%, sau đó cân khối lượng (kg) rồi quy ra năng suất thực thu (tạ/ha).
* Các chỉ tiêu về sâu bệnh:
+ Vụ xuân: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, khả năng chống đổ.
+ Vụ mùa: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, khả năng chống đổ.
- Sâu cuốn lá (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống.
+ Điểm 0: không bị hại.
+ Điểm 1: 1 - 10% số cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 30% số cây bị hại. + Điểm 5: 31 - 35% số cây bị hại. + Điểm 7: 36 - 51% số cây bị hại. + Điểm 9: trên 51% số cây bị hại.
- Sâu đục thân: (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng hoặc giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn.
Tính tỷ lệ dảnh bị chết hoặc bông bạc do sâu đục thân hại. + Điểm 0: không bị hại.
+ Điểm 1: 1 - 10% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 3: 11 - 30% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 5: 21 - 35% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 7: 36 - 51% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 9: 51% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc.
+ Điểm 0: không có vết bệnh
+ Điểm 1: vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.
+ Điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn, đường kính 1 - 2mm có màu nâu chủ yếu xuất hiện ở lá dưới.
+ Điểm 3: vết bệnh nhỏ, tròn, đường kính 1 - 2mm có màu nâu chủ yếu xuất hiện ở lá trên.
+ Điểm 4: vết bệnh điển hình, dài khoảng 3mm, diện tích vết bệnh nhỏ hơn 4% diện tích lá.
+ Điểm 5: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 4 - 10% diện tích lá. + Điểm 6: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 11 - 25% diện tích lá. + Điểm 7: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 26 - 50% diện tích lá. + Điểm 8: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 51 - 75% diện tích lá. + Điểm 9: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh hơn 75% diện tích lá.
- Bệnh khô vằn: (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn làm đòng, trỗ bông.
Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây).
+ Điểm 0: không có vết bệnh.
+ Điểm 1: vết bệnh < 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7: vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh >65% chiều cao cây.
- Bệnh bạc lá: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh bạc lá theo thang điểm (1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi ở giai đoạn làm đòng, chín sáp. Vết bệnh thường xuất hiện gần đỉnh lá, từ mép lá và lan dần xuống theo mép lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt đến xanh xám, sau đó từ vàng đến xám, vết bệnh lan theo chiều dài lá đến bẹ lá.
+ Điểm 1: 1 - 5% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 3: 6 - 12% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 5: 13 - 25% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 7: 26 - 50% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 9: 51 - 100% diện tích vết bệnh trên lá.
- Khả năng chống đổ: Theo dõi trong giai đoạn từ trỗ đến chín (thang điểm 1 - 3 - 5 - 7 - 9).
Quan sát độ nghiêng của cây trên đồng ruộng. + Điểm 1: rất tốt, không có cây đổ.
+ Điểm 3: khá, cây nghiêng nhẹ, không có cây đổ.
+ Điểm 5: trung bình, cây nghiêng 450.
+ Điểm 7: kém, cây nghiêng 300.
+ Điểm 9: rất kém, cây nằm rạp trên ruộng.
* Chỉ tiêu về chất lượng gạo:
- Chất lượng xay sát:
+ Tỷ lệ gạo lật và gạo sát: sau khi thu hoạch phơi khô, quạt sạch. Lấy mỗi giống 5 kg thóc đem xay, cân khối lượng gạo xay và sát, cân khối lượng gạo sát. Làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật (gạo xay), gạo sát theo % khối lượng thóc.
+ Tỷ lệ gạo nguyên: lấy 100 gram gạo sát rồi chọn riêng tất cả gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lượng gạo sát.
- Chất lượng thương trường: phương pháp đo đếm và quan sát.
+ Dạng hạt: đo chiều dài và chiều rộng, sau đó tính tỷ số chiều dài/chiều rộng theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế và đánh giá theo thang điểm:
Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng > 3.
Điểm 2: dạng hình trung bình, tỷ lệ dài/rộng từ 2,1 - 3. Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 - 2. Điểm 9: dạng hình tròn, tỷ số dài/rộng < 1,1.
+ Đánh giá độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình của gạo sát để đánh giá độ bạc bụng theo % diện tích hạt:
Điểm 0: không bạc bụng Điểm 1: ít (nhỏ hơn 10%) Điểm 5: trung bình (11 - 20%) Điểm 9: nhiều (lớn hơn 20%)
- Chất lượng chế biến: Thành lập hội đồng đánh giá (10 người). Nấu cơm các loại gạo giống thí nghiệm, sau đó mời các thành viên nếm thử và cho điểm.
+ Đánh giá hương thơm khi nấu: bằng phương pháp cho điểm của IRRI: Điểm 0: không thơm
Điểm 3: thơm
+ Đánh giá độ dẻo: bằng phương pháp cho điểm của IRRI: Điểm 1: không dẻo
Điểm 2: mềm Điểm 3: dẻo
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm cõ bản của vùng nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, có vị trí trung tâm của vùng, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Thành phố Việt Trì - Phú Thọ là nơi hợp lưu của 3 con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Phú Thọ mang đặc
trưng của cả 3 vùng đồng bằng, trung du, miền núi với diện tích tự nhiên 3519,65 km2
(chiếm 1,2% diện tích và xếp thứ 38/64 tỉnh, thành phố cả nước).
Địa hình bị chia cắt có thể chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:
1. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giao lưu với các nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
2. Tiểu vùng đồi gò bát úp chia cắt nhiều, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng