Các chỉ tiêu và phươngpháp theo dõi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 60)

4. Ý nghĩa của đề tài

2.3.4.Các chỉ tiêu và phươngpháp theo dõi

2.3.4.1. Thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ

(Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu với sâu, bệnh, điều kiện ngoại cảnh, chỉ tiêu chất lượng gạo được đánh giá theo: Quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống lúa. 10TCN 558 - 2002 của Bộ NN và PTNT)

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển:

cm.

cm.

- Ngày trỗ 10%: ngày có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5

- Ngày trỗ 80%: ngày có 80% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5

- Thời gian chín: khi có khoảng 85% số hạt chín trên các khóm.

- Tổng thời gian sinh trưởng (TGST): Tính từ ngày gieo đến khi 85% số hạt/ bông trong quần thể chín (ngày).

- Tổng số dảnh/khóm (dảnh): Tổng số dảnh có trên khóm tại thời điểm đếm. - Số dảnh tối đa: Tổng số dảnh có trên khóm tại thời điểm đếm cuối cùng. - Số dảnh hữu hiệu (dảnh): Số dảnh trên khóm cho bông.

- Tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu = (dảnh hữu hiệu/ dảnh tối đa) x 100%. - Động thái đẻ nhánh (nhánh/ngày): 10 ngày đo 1 lần

- Động thái tăng trưởng chiều cao (cm): 10 ngày đo 1 lần. * Các chỉ tiêu về năng suất:

- Các yếu tố cấu thành năng suất: gặt 5 khóm/ô thí nghiệm, đem về phòng đo, đếm, cân để tính các chỉ tiêu:

+ Số bông/khóm (bông): Đếm tổng số bông có trên 5 khóm rồi lấy giá trị trung bình số bông/khóm.

+ Số bông/m2 (bông) = Số bông/khóm x 40khóm/m2.

+ Tổng số hạt/bông (hạt): Đếm tất cả các hạt có trên bông (nếu bông bị rụng hạt đếm theo cuống hạt).

+ Số hạt chắc/bông (hạt): Đếm tổng số hạt chắc (loại bỏ hạt lép, hạt lửng...) + Tỷ lệ lép (%) = (Số hạt lép/bông : Tổng số hạt/bông) x 100%

+ P1000 hạt (gram): Cân thóc ở ẩm độ 13%, đếm lấy 100hạt/mẫu, làm 3 lần

nhắc lại đem cân được khối lượng P1, P2, P3 đảm bảo các lần sai khác không quá 3%,

sau đó tính khối lượng 1000hạt như sau:

P1+ P2+ P3

P1000hạt (gram) =

3

× 10

năng suất cần thiết, tính năng suất lí thuyết theo công thức:

số bông/m2 x số hạt chắc/bông x P1000hạt

NSLT (tạ/ha)=

10.000

- Năng suất thực thu: Gặt toàn bộ ô thí nghiệm kể cả các khóm lấy mẫu, tách thóc, phơi khô, quạt sạch đạt độ ẩm 13 - 14%, sau đó cân khối lượng (kg) rồi quy ra năng suất thực thu (tạ/ha).

* Các chỉ tiêu về sâu bệnh:

+ Vụ xuân: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, khả năng chống đổ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vụ mùa: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, khả năng chống đổ.

- Sâu cuốn lá (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Tính tỷ lệ cây bị sâu ăn phần xanh của lá hoặc lá bị cuốn thành ống.

+ Điểm 0: không bị hại.

+ Điểm 1: 1 - 10% số cây bị hại. + Điểm 3: 11 - 30% số cây bị hại. + Điểm 5: 31 - 35% số cây bị hại. + Điểm 7: 36 - 51% số cây bị hại. + Điểm 9: trên 51% số cây bị hại.

- Sâu đục thân: (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng hoặc giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn.

Tính tỷ lệ dảnh bị chết hoặc bông bạc do sâu đục thân hại. + Điểm 0: không bị hại.

+ Điểm 1: 1 - 10% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 3: 11 - 30% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 5: 21 - 35% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 7: 36 - 51% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc. + Điểm 9: 51% số dảnh bị chết hoặc bông bị bạc.

+ Điểm 0: không có vết bệnh

+ Điểm 1: vết bệnh màu nâu hình kim châm ở giữa chưa xuất hiện vùng sản sinh bào tử.

+ Điểm 2: vết bệnh nhỏ, tròn, đường kính 1 - 2mm có màu nâu chủ yếu xuất hiện ở lá dưới.

+ Điểm 3: vết bệnh nhỏ, tròn, đường kính 1 - 2mm có màu nâu chủ yếu xuất hiện ở lá trên.

+ Điểm 4: vết bệnh điển hình, dài khoảng 3mm, diện tích vết bệnh nhỏ hơn 4% diện tích lá.

+ Điểm 5: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 4 - 10% diện tích lá. + Điểm 6: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 11 - 25% diện tích lá. + Điểm 7: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 26 - 50% diện tích lá. + Điểm 8: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh từ 51 - 75% diện tích lá. + Điểm 9: vết bệnh điển hình, diện tích vết bệnh hơn 75% diện tích lá.

- Bệnh khô vằn: (thang điểm 0 - 1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi giai đoạn làm đòng, trỗ bông.

Quan sát độ cao tương đối của vết bệnh trên lá hoặc bẹ lá (biểu thị bằng % so với chiều cao cây).

+ Điểm 0: không có vết bệnh.

+ Điểm 1: vết bệnh < 20% chiều cao cây. + Điểm 3: vết bệnh từ 20 - 30% chiều cao cây. + Điểm 5: vết bệnh từ 31 - 45% chiều cao cây. + Điểm 7: vết bệnh từ 46 - 65% chiều cao cây. + Điểm 9: vết bệnh >65% chiều cao cây.

- Bệnh bạc lá: Đánh giá mức độ nhiễm bệnh bạc lá theo thang điểm (1 - 3 - 5 - 7 - 9): Theo dõi ở giai đoạn làm đòng, chín sáp. Vết bệnh thường xuất hiện gần đỉnh lá, từ mép lá và lan dần xuống theo mép lá. Vết bệnh ban đầu có màu xanh nhạt đến xanh xám, sau đó từ vàng đến xám, vết bệnh lan theo chiều dài lá đến bẹ lá.

+ Điểm 1: 1 - 5% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 3: 6 - 12% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 5: 13 - 25% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 7: 26 - 50% diện tích vết bệnh trên lá. + Điểm 9: 51 - 100% diện tích vết bệnh trên lá.

- Khả năng chống đổ: Theo dõi trong giai đoạn từ trỗ đến chín (thang điểm 1 - 3 - 5 - 7 - 9).

Quan sát độ nghiêng của cây trên đồng ruộng. + Điểm 1: rất tốt, không có cây đổ.

+ Điểm 3: khá, cây nghiêng nhẹ, không có cây đổ.

+ Điểm 5: trung bình, cây nghiêng 450.

+ Điểm 7: kém, cây nghiêng 300.

+ Điểm 9: rất kém, cây nằm rạp trên ruộng.

* Chỉ tiêu về chất lượng gạo:

- Chất lượng xay sát:

+ Tỷ lệ gạo lật và gạo sát: sau khi thu hoạch phơi khô, quạt sạch. Lấy mỗi giống 5 kg thóc đem xay, cân khối lượng gạo xay và sát, cân khối lượng gạo sát. Làm nhắc lại 3 lần rồi tính tỷ lệ gạo lật (gạo xay), gạo sát theo % khối lượng thóc.

+ Tỷ lệ gạo nguyên: lấy 100 gram gạo sát rồi chọn riêng tất cả gạo nguyên ra, cân khối lượng gạo nguyên, làm nhắc lại 3 lần. Tính tỷ lệ gạo nguyên theo % khối lượng gạo sát.

- Chất lượng thương trường: phương pháp đo đếm và quan sát. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dạng hạt: đo chiều dài và chiều rộng, sau đó tính tỷ số chiều dài/chiều rộng theo phương pháp của Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế và đánh giá theo thang điểm:

Điểm 1: dạng hình thon dài, tỷ số dài/rộng > 3.

Điểm 2: dạng hình trung bình, tỷ lệ dài/rộng từ 2,1 - 3. Điểm 5: dạng hình bầu, tỷ số dài/rộng từ 1,1 - 2. Điểm 9: dạng hình tròn, tỷ số dài/rộng < 1,1.

+ Đánh giá độ bạc bụng: lấy mẫu điển hình của gạo sát để đánh giá độ bạc bụng theo % diện tích hạt:

Điểm 0: không bạc bụng Điểm 1: ít (nhỏ hơn 10%) Điểm 5: trung bình (11 - 20%) Điểm 9: nhiều (lớn hơn 20%)

- Chất lượng chế biến: Thành lập hội đồng đánh giá (10 người). Nấu cơm các loại gạo giống thí nghiệm, sau đó mời các thành viên nếm thử và cho điểm.

+ Đánh giá hương thơm khi nấu: bằng phương pháp cho điểm của IRRI: Điểm 0: không thơm

Điểm 3: thơm

+ Đánh giá độ dẻo: bằng phương pháp cho điểm của IRRI: Điểm 1: không dẻo

Điểm 2: mềm Điểm 3: dẻo

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa lai 3 dòng mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 55 - 60)