A.Tạo dung dịch rắn:

Một phần của tài liệu bai 8 so huu ti (Trang 26 - 27)

*.Dung dịch rắn xen kẽ của C trong Feα (ferit=Feα(C)=α =F).

-Có kiểu mạng lập phương thể tâm (tâm khối) có mật độ xếp thấp, có hai dạng điểm trống: điểm trống 4 mặt và điểm trống 8 mặt.

+Điểm trống 4 mặt: có vị trí nằm ở 1/4 đường thẳng nối hai điểm giữa hai cạnh bên trên cùng một mặt bên, kích thước lỗ hổng lại rất nhỏ =0.221d (d là đường kính nguyên tử sắt), nên không thể chứa nguyên tử C.

+Điểm trống 8 mặt: có tâm điểm nằm ở giữa các mặt bên và ở giữa các cạnh bên. Có kích thước qúa nhỏ 0.154d nên không chứa nổi nguyên tử C.

-%C cực đại hòa tan vào Feαlà 0.02%, ở 727oC. Ở nhiệt độ thường là 0.006%. Chủ yếu

nằm ở biên giới hạt.

-Tính chất: độ cứng thấp, độ bền thấp, độ dẻo cao.

*.Dung dịch rắn xen kẽ của C trong Feγ (austennit=Feγ(C)=γ =A).

-Có kiểu mạng lập phương diện tâm, có ít điểm trống nhưng các điểm trống có kích thước lớn. Trong mạng này có Điểm trống 4 mặt và điểm trống 8 mặt.

+Điểm trống 4 mặt: có tâm điểm nằm trên 1/4 các đường chéo khối có kích thước là 0.225d.

+Điểm trống 8 mặt: có tâm điểm là trung tâm khối và ở giữa các cạnh bên, kích thước lỡ

khá lớn 0.41d. Có thể hòa tan C dạng xen kẽ các lỗ hổng của khối 8 mặt. Trong thực tế độ hòa tan của C trongFeγ cực đại là 2.14%, ở 1147o. Ở 727o hoà tan lớn nhất là 0.8%.

-Tính chất:chỉ tồn tại ở nhiệt độ lớn hơn 727oC. Độ bền cao, độ dẻo khá cao, độ cứng thấp.

b.Tạo Xementit: (Fe3C)

-Khi lượng C vượt quá giớn hạn hòa tan kể trên, C sẽ kết hợp với Fe tạo thành Fe3C

(Xementit).

-Xementit là pha không ổn định, dễ tạo thành nhưng trong một số điều kiện bị phân hóa thành Fe và C.

-Tính chất: Độ cứng 800 HB, chống mài mòn tốt, độ giòn khá cao, có màu của xà cừ (ngọc trai).

IV.2.Giản đồ Trạng thái Fe-C:IV.2.1.Dạng giản đồ: IV.2.1.Dạng giản đồ:

Một phần của tài liệu bai 8 so huu ti (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w